LOGISTICS 4.0: Tự động hoá - đòn bẩy nâng cao hiệu quả logistics

Diendandoanhnghiep.vn Việc áp dụng giải pháp tự động hóa trong lĩnh vực logistics hiện nay vẫn chưa được xem trọng và đầu tư đúng mức, cần có các giải pháp đẩy nhanh tiến trình này.

>> LOGISTICS 4.0: Tự động hóa giúp giảm chi phí trong hoạt động

Tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển", các diễn giả đã cùng nhau phân tích những điểm yếu, điểm nghẽn liên quan đến quá trình áp dụng tự động hoá đối với ngành logistics, đồng thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn này.

Toàn cảnh Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển

Toàn cảnh Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển"

Đầu tư công nghệ "chia chọn tự động" chưa đúng mức

Ông Nguyễn Thành Văn - Giám đốc Công ty Global Robotics Service Việt Nam phân tích, ngành logistics Viêt Nam đang trong giai đoạn “chuyển mình” mạnh mẽ kể từ sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực (2014), trở thành thị trường đứng thứ 11 trong các thị trường logistics mới nổi năm 2022. Tuy nhiên, năng lực vận hành và hiệu quả trong hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong hoạt động mảng kho bãi ở Việt Nam vẫn ở mức thấp nếu so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay Indonesia.

“Một trong những nguyên nhân yếu kém đó chính là việc áp dụng các giải pháp tự động hóa trong các khâu của hoạt động kho bãi chưa được xem trọng và đầu tư đúng mức. Số lượng các công ty áp dụng công nghệ chia chọn tự động vẫn còn khá khiêm tốn so với con số hơn 3.500 doanh nghiệp logistics Việt Nam và tập trung chủ yếu ở mảng thương mại điện tử, hay chuyển phát nhanh vốn đòi hỏi phải xử lý lượng đơn hàng lớn hằng ngày”, ông Văn nói.

Đề xuất giải pháp, ông Văn cho rằng, doanh nghiệp cần áp dụng “mô hình dịch vụ chia chọn tự động - RaaS” giúp các doanh nghiệp “thuê” robot dưới dạng một sản phẩm dịch vụ chia chọn bao gồm phần cứng (robot, hệ thống…), phần mềm điều khiển và quản lý kèm theo các gói giải pháp trong khâu chia chọn. Khách hàng không cần phải đầu tư hay trả tiền chỉ để thuê thiết bị mà được thanh toán dự trên đơn hàng xử lý được xử lý. Gói dịch vụ chia chọn đã bao gồm tất cả từ khâu thiết bị, phần mềm đến cả việc bảo trì hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hơn.

gf

Bà Lâm Bùi - Giám đốc khu vực Sealand Việt Nam

Bà Lâm Bùi - Giám đốc khu vực Sealand Việt Nam đánh giá, hiện nay, một số hoạt động vẫn chưa được tự động hóa. Quá trình này đang diễn ra tại khắp mọi nơi và có nhiều nền tảng cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các doanh nghiệp với sự minh bạch và bảo mật thông tin cao. Do đó, nếu các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng tự động hóa sẽ mang lại nhiều lợi thế cho bản thân doanh nghiệp và cho khách hàng.

Phát triển logistics xanh và đào tạo nhân sự cho tự động hoá

Còn theo ông Đặng Anh Diệp, Phó giám đốc chi nhánh công ty Tân Cảng ĐBSCL chia sẻ, chủ đề tự động hoá mặc dù đã có nhiều chuyên gia phân tích, nhưng, chúng ta cần đề cập đến câu chuyện nhân sự, bởi yếu tố con người đóng vai trò quan trọng để làm nên tự động hóa và Việt Nam nói riêng còn đang thiếu.

Đối với logistics xanh, ông Diệp nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết của chúng ta trong những năm gần đây rất khó lường, bão tố, thiên tai,... mọi thứ đều ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh của mọi người. Vì thế, việc triển khai logistics xanh nói chung trên toàn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó Tân cảng Sài Gòn cũng không phải ngoại lệ.

“Chúng tôi đã quan tâm đến nội dung này từ khá sớm và hiện đang triển khai mạnh mẽ các đội tàu, xà lan kết nối với các khu vực trong hệ thống Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực từ Bắc Ninh, Bắc Giang, đến các cụm cảng quốc tế lớn như Hải Phòng.

Có thể thấy, sau dịch bệnh Covid-19, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra không chỉ ở nội bộ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việc chúng tôi triển khai sớm hệ thống xà lan kết nối, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã giúp chúng tôi duy trì được toàn bộ chuỗi cung ứng cho khách hàng ở các khu vực, các nhà máy đến khu vực cảng. Đồng thời, giúp hạn chế được việc đứt gãy, đảm bảo hoạt động ổn định khi đường bộ đã bị phong tỏa trong thời gian dài, cũng là thời điểm phát huy tác dụng của đường thủy. Đặc biệt, lợi thế mà đường thủy mang lại liên quan đến yếu tố môi trường cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn”, ông Đặng Anh Diệp bày tỏ.

>> LOGISTICS 4.0: Kết nối để thúc đẩy phát triển

fd

Ông Đặng Anh Diệp, Phó giám đốc chi nhánh công ty Tân Cảng ĐBSCL 

Về nội dung thứ hai Phó giám đốc chi nhánh Tân cảng ĐBSCL chia sẻ là vấn đề tự động hóa. Mặc dù đã có nhiều chuyên gia phân tích, nhưng theo ông Diệp, chúng ta cần đề cập đến câu chuyện nhân sự, bởi yếu tố con người đóng vai trò quan trọng để làm nên tự động hóa và Việt Nam nói riêng còn đang thiếu.

Vấn đề hiện nay là, chúng ta đã đưa ra bài toán này hay chưa, với các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến đào tạo bổ sung, xây dựng đội ngũ nhân sự để hướng đến tự động hóa trong tương lai dành cho hệ thống logistics Việt Nam nói riêng và chuỗi tự động hóa nói chung.

“Tân Cảng Sài Gòn đã quan tâm đến vấn đề này rất lâu và hiện thực hóa điều đó từ những năm 2000 – 2010. Cụ thể là các hệ thống khai thác phần mềm tự động đã được triển khai đồng loạt, hệ thống khai thác kho và các hệ thống IT liên quan đến quản lý chia sẻ cũng như quản lý khách hàng.

Hiện tại hệ thống này của chúng tôi đã tương đối hoàn thiện ở các cụm cảng quan trọng như cảng Cát Lái, Cái Mép và Hải Phòng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng và đưa vào ứng dụng mạnh mẽ tại các cụm cảng khác như Đồng bằng sông Cửu Long, Quế Võ Bắc Ninh hay ở miền Trung.

Song song với đó, công ty cũng đã chủ động trong công tác đào tạo nhân sự, trước khi dịch bệnh xảy ra việc này diễn ra mạnh mẽ và tốt hơnm nhưng sau một thời gian gián đoạn vì Covid-19 thì chúng tôi đã phải triển khai lại. Lý do là thời điểm đó công ty không thể cử nhân sự ra nước ngoài, nhưng gần đây nhất là vào đầu tháng 10, chúng tôi đã cử 30 nhân sự sang Hà Lan đào tạo. Đồng thời, đào tạo những khóa ngắn hạn cho các nhân sự chính, mỗi năm đều có luân phiên đào tạo các nhân sự ở nước ngoài để phục vụ hệ thống của tổng công ty nói riêng, cũng như mong muốn qua đó góp phần phát triển hệ thống tự động hóa ngành logistics của Việt Nam nói chung”, ông Diệp nói.

>> LOGISTICS 4.0: Chọn mô hình dịch vụ nâng cao năng lực cạnh tranh

Robot sẽ xuất hiện để phục vụ các hoạt động nhà kho hiện đại

gf

Ông Hong Ming, Giám đốc điều hành GRS Global

Một điểm đáng lưu tâm hiện nay là thương mại điện tử đã, đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Phân tích về sự khác biệt giữa hoạt động thương mại điện tử với hoạt động kho hàng truyền thống, ông Hong Ming, giám đốc điều hành GRS Global nêu, có nhiều hoạt động được diễn ra ngay trong khu vực kho bãi như lựa chọn và phân loại hàng, đóng gói một số dịch vụ giá trị gia tăng cần phải diễn ra trong kho bãi. Do đó, robot sẽ xuất hiện để phục vụ các hoạt động sẽ diễn ra trong nhà kho hiện đại.

“Việc ứng dụng robot trong hoạt động tại các kho bãi cũng góp phầm làm giảm những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, và góp phần cải thiện trải nghiệm của khách hàng.  Và cuối cùng là việc ứng dụng robot sẽ làm tăng năng suất hoạt động của kho bãi vào mùa cao điểm khi các robot hiện đại có thể thực hiện lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn”, vị CEO cho biết.

Các diễn giả tham gia thảo luận Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển

Các diễn giả tham gia thảo luận Diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển"

Giải pháp nâng cao hiệu quả logistics

Tại Diễn đàn, ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Công ty Secoin đã chia sẻ về những câu chuyện thực tế tại Đức và Úc về vấn đề tự động hóa trong hoạt động của doanh nghiệp.

gf

ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Công ty Secoin

Ví dụ tại Đức, nhà phân phối của công ty Secoin đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc tự động hóa, sử dụng công nghệ AI vào hoạt động. Theo đó, cả một doanh nghiệp phân phối rất lớn với hàng trăm mặt hàng, doanh thu gần 7 tỷ Euro/năm nhưng họ chỉ có 7 nhân viên, các khâu đoạn từ kết nối với các công ty logistics cho đến kiểm soát hàng hóa, phân phối,… đều được quản lý, điều hành một cách tự động rất hoàn hảo.

Hay tại Úc, việc áp dụng tự động hóa không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành tốt trong quá trình hoạt động, sản xuất mà còn giúp tối ưu thời gian thực hiện dự án, quy chuẩn sản phẩm. Chẳng hạn là việc sử dụng vật liệu trong thi công nhà lắp ghép, một công trình xây dựng 40 tầng theo mô hình lắp ghép từ thời gian đặt hàng cho nhà máy đến lúc đưa vào bàn giao cho khách hàng hết 18 tháng, còn ở Việt Nam nếu là một công trình tương đương thì nhanh cũng mất 4 - 5 năm thực hiện, chưa kể là các hệ lụy giữa chủ đầu tư và người mua…

Trên thực tế, bài toán lớn nhất vẫn là làm sao để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo nhiều giá trị. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tìm kiếm cơ sở hậu cần dưới tiêu chuẩn vì giá rẻ, thay vì một cơ sở hiện đại. Tuy nhiên, theo thời gian, tư duy này sẽ thay đổi. Cơ sở hậu cần hiện đại sẽ giúp khách hàng tăng năng suất, tăng hiệu quả và doanh thu.

   

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LOGISTICS 4.0: Tự động hoá - đòn bẩy nâng cao hiệu quả logistics tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711700619 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711700619 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10