Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ

THY HẰNG 17/05/2022 04:00

Tận dụng lợi thế của sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều doanh nghiệp đang đề xuất những mô hình mới để cắt giảm chi phí, khơi thông vận tải bằng đường thủy.

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản

Vị trí địa lý của ĐBSCL thuận lợi sở hữu hệ thống kênh rạch vô cùng dày đặc, mạng lưới đường thủy dài và chất lượng cao, có khả năng khai thác vận tải... Dù vậy, nhưng đặc trưng luồng lạch khác biệt giữa các địa phương nên nhìn chung khu vực ĐBSCL không hình thành tuyến vận tải thủy nội địa có tải trọng riêng biệt. Các sà lan cũng không thể vận tải tối đa tải trọng cho phép do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây cầu phục vụ giao thông đường bộ, trọng tải sà lan chỉ ở mức từ 1,500 tấn đến 3,500 tấn.

Trọng tải các sà lan

Trọng tải các sà lan chỉ giới hạn ở mức từ 1,500 tấn đến 3,500 tấn do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây cầu phục vụ giao thông đường bộ.

TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế ĐBSCL cho rằng, giao thông thủy ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng với hơn 28.000km đường sông. Đây là trung tâm nông nghiệp của cả nước, nên đường thủy không chỉ đơn thuần có ý nghĩa vận chuyển hành khách mà còn là vận chuyển hàng hóa, du lịch, cả xuất khẩu và nhập khẩu, gắn liền với phát triển kinh tế.

“Sông nước chỉ là tiềm năng, muốn biến thành thế mạnh phải có doanh nghiệp đầu tư, phải phát huy vận tải. Phải thấy rằng giao thông thủy luôn có sự gắn kết đặc biệt với hàng hải, với đường bộ. Đặc biệt, việc đầu tư phải tập trung vào công trình trọng điểm. Vừa qua, kênh Chợ Gạo là một bài học, đây là tuyến kênh huyết mạch, nhưng triển khai lại rất chậm…”, TS Trần Hữu Hiệp đề xuất.

Nêu thực tế gần đây, ông Đinh Xuân Khánh, Giám đốc Công ty CP vận tải thủy Tân cảng Sài Gòn cho biết, trong thời gian qua, giá nhiên liệu tăng rất cao, cùng với đó việc khan hiếm, tăng giá thuê container rỗng khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khá vất vả. Việc thu phí hạ tầng, các trạm BOT giao thông cũng làm tăng thêm chi phí giá thành của doanh nghiệp.

Do đó, nhằm tránh các chi phí vận tải thuỷ, Giám đốc Công ty CP vận tải thủy Tân cảng Sài Gòn đề xuất, doanh nghiệp tăng cường vận tải bằng đường thủy. Hiện Tân cảng Sài Gòn đang phát triển đội xà lan vận chuyển hàng hóa từ ĐBSCL kết nối thẳng đến Cái Mép không phải qua TPHCM.

Đồng thời các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên kiến nghị TPHCM xem xét đối với hàng hóa kết nối từ ĐBSCL bằng đường thủy lên TPHCM được miễn phí hạ tầng cảng biển, bởi không sử dụng hệ thống hạ tầng đường bộ của TPHCM.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Xuân Khánh, hiện Tân cảng Sài Gòn đang triển khai kết nối hàng hóa từ ĐBSCL đi Campuchia và ngược lại, triển khai kết nối hàng hóa từ ĐBSCL đi Campuchia qua cảng Thường Phước, kết nối xà lan vận chuyển hàng từ ĐBSCL đi thẳng Cái Mép, rút ngắn thời gian vận chuyển...

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Doanh nghiệp “khát” nhân lực chất lượng

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: (Bài 1) Thiếu các trung tâm logistics trọng điểm

Để giải quyết điểm nghẽn của đường thuỷ, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group thì đề xuất mô hình mới cho đường thuỷ ĐBSCL. Theo đó, ông Thắng chia sẻ, cảng quốc tế Long An hiện đang từng bước thực hiện dự án “bus container”.

Nhiều doanh nghiệp đang đề xuất những mô hình mới tăng cường vận tải thuỷ.

Nhiều doanh nghiệp đang đề xuất những mô hình mới tăng cường vận tải thuỷ.

Cụ thể, sẽ có các sà lan, các chuyến tàu liên kết mật thiết với các cảng khác từ Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Hồng Ngự, Long Xuyên cho đến cảng Ngã Bảy… Mô hình chung là các cảng đều nhận hàng và liên kết với nhau, khách hàng khắp nơi đều có thể gửi hàng ở các cảng để chuyển về một đầu mối.

Các cảng liên kết với nhau theo từng chuyến vận chuyển cố định hàng ngày như mô hình xe bus, khi đó sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của các cảng trong vùng. Đây là mô hình mới được xây dựng với hy vọng đưa Long An trở thành trung tâm logistics quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hiện cảng quốc tế Long An cũng đang phát triển hệ thống kho lạnh và đang được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Theo ông Thắng, việc phát triển hệ thống kho lạnh tại cảng hiện nay sẽ là tiền đề để có thể liên kết mạng lưới "bus container".

Theo đề án này, các cảng sông nội địa trong khu vực sẽ trở thành các trạm "tàu bus", là "nhà chờ các tàu chở container" một cách đúng giờ, trật tự, kết nối liên lạc với nhau để vận chuyển hàng hóa trong các container tập trung về bến cuối là Cảng quốc tế Long An và từ đó tiếp tục lưu thông với quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản

    04:05, 16/05/2022

  • Logistics cho nông sản ĐBSCL: Doanh nghiệp “khát” nhân lực chất lượng

    14:24, 14/05/2022

  • Logistics cho nông sản ĐBSCL: (Bài 1) Thiếu các trung tâm logistics trọng điểm

    00:30, 13/05/2022

  • 26/05: Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản ĐBSCL

    06:11, 08/05/2022

  • Logistics cho nông sản ĐBSCL: “Tàu buýt container” - lời giải cắt giảm chi phí

    04:00, 08/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO