Logistics cho nông sản ĐBSCL: Yêu cầu cấp thiết xây dựng Trung tâm logistics vùng

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia cho rằng, các địa phương khu vực ĐBSCL, nhất là Cần Thơ cần có quyết tâm hơn trong việc hình thành một trung tâm logistics của vùng.

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ

Bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ, do “điểm nghẽn” lớn nhất của nông sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay là công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn yếu kém, chưa đảm bảo nên nếu công nghệ bảo quản đảm bảo và vận chuyển bằng đường biển thì chi phí xuất khẩu nông sản sẽ giảm hơn 15 lần so đường hàng không như hiện nay.

Hệ thống kho lạnh tại ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của

Hệ thống kho lạnh tại ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của "vựa nông sản".

“Do vậy, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần phải được quan tâm hơn nữa trong việc phát triển hạ tầng như đầu tư các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết các tỉnh, thành và một số tuyến quốc lộ trong vùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được dễ dàng và sâu rộng hơn với vùng nguyện liệu của nông dân nơi đây,” bà Ngô Tường Vy bày tỏ.

Trên thực tế, dù là “vựa nông sản” của cả nước nhưng vấn đề bảo quản sau thu hoạch của ĐBSL vẫn chưa đảm bảo, hệ thống các kho lạnh chưa phát triển nên không đáp ứng được nhu cầu của vùng.

Các chuyên gia đánh giá, ĐBSCL đang còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu các bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Do đó, nhằm hướng đến phục vụ hàng nông thủy sản của toàn vùng, với những dịch vụ logistics chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng cho nông sản, chuyên gia cho rằng cần đáp ứng yêu cầu về dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Thừa nhận điểm nghẽn này, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, ĐBSCL rất thiếu các trung tâm logistics trọng điểm. Do đó, hàng hóa phải được vận chuyển qua nhiều địa điểm, và phải đưa lên TP Hồ Chí Minh để xuất đi các nơi, trong khi hệ thống giao thông ở ĐBSCL chưa phát triển xứng tầm với nhu cầu phát triển.

Những điểm hạn chế này dẫn đến thực trạng nông sản khu vực ĐBSCL đang bị kìm hãm bởi nhiều yếu tố, trong đó có gánh nặng về chi phí logistics. Chi phí logistics hiện tại đang chiếm cao nhất và cao một cách bất hợp lý (lên đến 30% giá thành sản phẩm), khiến nông sản ĐBSCL giảm sức cạnh tranh so với nông sản các nước…

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Doanh nghiệp “khát” nhân lực chất lượng

Do đó, PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cho rằng, các địa phương khu vực ĐBSCL, nhất là Cần Thơ cần có quyết tâm hơn trong việc hình thành một trung tâm logistics của vùng.

Cần xây dựng mô hình trung tâm logistics

Cần xây dựng mô hình trung tâm logistics "đa dịch vụ".

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn này, Nghị quyết số 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ, được Quốc hội thông qua ngày 11/1/2022 mới đây đã đề cập tới yêu cầu Xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

Hiến kế cho việc thực hiện mục tiêu này, Viện trưởng VLI nhận định, các địa phương cần có thêm nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng logistics ở khu vực này ở từng mặt hàng cần những dịch vụ cụ thể nào để khi xây dựng trung tâm logistics phù hợp với đặc trưng, nhu cầu những mặt hàng của các địa phương.

Mặt khác, để đảm bảo chất lượng hàng hóa vùng ĐBSCL phục vụ xuất khẩu, ngoài việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cần chú trọng đến phát triển hạ tầng các trung tâm kho bãi, các dịch vụ, nguồn nhân lực logistics.

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa cũng khuyến nghị đơn vị xuất khẩu nông, thủy sản cần quan tâm các phương án dịch vụ logistics để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics cần liên kết với các đơn vị để tạo chuỗi dịch vụ tại ĐBSCL. Đối với cơ quan quản lý cần chú trọng quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics và đầu tư hạ tầng cho khu vực, đặc biệt hạ tầng vận tải thủy nội địa - hạ tầng trung tâm logistics.

“Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm (ICT, nhân lực... ). Đồng thời chú trọng hạ tầng rất quan trọng là hạ tầng hàng không. Từ đó có thể đưa những mặt hàng ở ĐBSCL để xuất khẩu trực tiếp, thay vì phải đổ về TPHCM, đồng thời kết nối hạ tầng cho các tuyến luồng hàng hóa để phục vụ cho việc xuất nông sản ở khu vực này cũng như vấn đề nguồn nhân lực cũng như liên kết vùng”, PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa nêu rõ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Logistics cho nông sản ĐBSCL: Yêu cầu cấp thiết xây dựng Trung tâm logistics vùng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714105902 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714105902 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10