Lời hứa của doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến

KHÁNH HÀ 25/05/2021 03:00

“Ước mơ lớn, niềm đam mê và không bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh là bí quyết của mọi thành công” - bà Đặng Thị Hoàng Yến chia sẻ.

Sau 7 năm liền "mất tích" tại các phiên họp ĐHĐCĐ của Tân Tạo thì từ năm ngoái, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã trở lại điều hành đại hội thông qua phương thức họp trực tuyến.

Từng chìm nổi nơi đất khách

Bà Đặng Thị Hoàng Yến tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM. Bà chia sẻ, bà từng làm viên chức nhà nước. Thế nhưng, chồng bà không may qua đời do tai nạn đúng lúc bà đang nuôi con nhỏ và mang thai. Để dành dụm tiền và thực hiện lời hứa nuôi dạy con nên người với người chồng quá cố, bà Yến đã quyết định tạo dựng con đường riêng bằng việc đi làm thuê cho các công ty nước ngoài. Tập đoàn Tân Tạo đã được ra đời từ đây và nhanh chóng trở thành nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam bấy giờ.

Bà Yến cũng được biết đến với vai trò là người sáng lập Đại học Tân Tạo - đại học tiên phong đi theo mô hình khai phóng ở Việt Nam.

Bà Yến cũng được biết đến với vai trò là người sáng lập Đại học Tân Tạo - đại học tiên phong đi theo mô hình khai phóng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khi tập đoàn Tân Tạo đã trở thành “ngôi sao sáng” về khởi nghiệp tại Việt Nam, bà Hoàng Yến lại quyết định sang Mỹ để tìm cơ hội học tập, vươn ra “biển lớn” trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp ở Mỹ, bà Hoàng Yến cho biết, việc kinh doanh tại Mỹ của một người Việt Nam “chân ướt chân ráo”, không có mối quan hệ nào như bà lúc bấy giờ tựa một “đề bài” khó: Hãy nấu 1 nồi cơm khi chưa có một thứ gì trong tay, thậm chí cả gạo. Với bà, “gạo” chính là tiền vốn, “nước” được coi như sự hiểu biết về thị trường kinh doanh, và luật pháp Hoa Kỳ chính là “ngọn lửa”.

Bà Hoàng Yến chia sẻ: “Nếu có hiểu biết thị trường và nắm rõ luật pháp thì sẽ phát triển được, còn nếu không “ngọn lửa” ấy sẽ thiêu rụi chính mình!”

Thời gian đầu, bà làm tư vấn cho các nhà đầu tư tại Mỹ để tạo dựng nguồn vốn và chỉ nhận tiền công khi công việc hoàn thành với kết quả tốt. “Ngay từ đầu tôi chỉ muốn làm tư vấn để tạo dựng nguồn vốn ban đầu, trong thâm tâm tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ rời nhà nước để đi làm thuê cho nước ngoài, mục đích chính là làm thuê để có thể một ngày làm chủ mà thôi”, bà Yến chia sẻ.

Để có thể phát triển bất động sản tại Mỹ, bà cho biết ngoài nguồn vốn tự thân thì thứ cần phải có là vốn từ các nhà băng, mà đấy chính là uy tín. Bà dẫn chứng rằng ở Mỹ, mỗi doanh nghiệp được đánh giá qua độ tín nhiệm mà người ta gọi là Credit nhưng Credit của bà lúc ấy là con số 0.

“Ban đầu tôi đóng giả làm người đi mua nhà, có những lúc tôi đi một mình, nhưng sau đấy tôi đi cùng người môi giới để đóng giả như một cặp vợ chồng đi mua nhà. Tôi đã liên lạc với 6 công ty môi giới và hẹn với mỗi công ty một ngày để họ đưa tôi đi thăm quan. Và bằng những cách như vậy tôi có thể kiểm chứng được thông tin của hàng trăm ngôi nhà tại thành phố Houston ở nước Mỹ”, bà cho biết.

Đứng trước bài toán vay vốn ngân hàng, bà nói rằng, các ngân hàng lớn sẽ yêu cầu rất khắt khe trong việc cho vay vốn còn những ngân hàng nhỏ, mới ra đời thì sẽ rất cần khách, vì vậy bà đã tìm đến những ngân hàng nhỏ. Ngoài ra bà cũng “gõ cửa” các ngân hàng lớn để biết được họ đòi hỏi cái gì, để biết thêm kinh nghiệm. “Tuy vậy trong thâm tâm tôi biết rằng tôi không thể nào mở được cánh cửa ở những ngân hàng lớn như vậy”, bà Yến chia sẻ.

Khi được hỏi tại sao lại có suy nghĩ rằng có thể vay vốn tại ngân hàng nhỏ trong khi chỉ số Credit bằng 0 và không là ai cả, bà cho biết: “Tôi luôn có một tâm niệm như này, nếu mình chưa thử làm sao mình biết sẽ không làm được. Tôi cho rằng khi mà chưa thì vẫn là có thể trở thành có, tôi đã liên lạc với nhiều ngân hàng, tuy nhiên chỉ có duy nhất một ngân hàng rất nhỏ mới mở chi nhánh đáp lời”.

Từ đó, dự án đầu tiên về đầu tư xây dựng khu nhà ở có diện tích 10,43ha tại bang Houston được cấp phép. Với dự án bất động sản này, ngân hàng đã cho bà vay nửa triệu đô. Quy mô dự án ngày càng lớn hơn và chỉ số Credit của bà cũng được nâng lên.

Và do khoản vay này không giống với khoản vay để đi mua nhà mà là khoản vay để mua đất và phát triển đô thị, nên sẽ rủi ro hơn so với các khoản vay khác, buộc bà phải trả lãi suất cao hơn.

Nói thêm về khoản vay này, bà Yến cho biết, Phó giám đốc ngân hàng đã nói với bà rằng, hầu hết điều quan tâm đầu tiên của các ngân hàng ở Mỹ là cách mà người đi vay trình bày dự án, nếu bị thuyết phục và đáng tin cậy thì chính họ sẽ hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ.

Bà chia sẻ thêm: “Không có thể nói là kinh doanh ở Mỹ là dễ dàng vì đó là một thương trường đã phát triển vài trăm năm rồi, cho nên cơ hội để làm kinh doanh là rất ít. Làm sao để tìm được cơ hội và biến cơ hội đó thành hiện thực là vấn đề hóc búa. Rất nhiều người Việt khi sang Hoa Kỳ nghĩ rằng đều phải nhắm vào thị trường của người Việt bên đó, nhưng tôi thì nghĩ rằng người Việt Nam tại Hoa Kỳ thì chỉ có chưa đến 2 triệu dân, rất nhỏ bé và sống rải rác trên khắp nước Mỹ, còn 230 triệu dân nước Mỹ thì thị trường lớn hơn rất nhiều, vậy tại sao mình không nhắm vào thị trường đó?”.

Để tạo sự khác biệt so với các công ty xây dựng khác, bà nói, điều đầu tiên là bà đã phải chọn một cái tên, để khi người khác nghe thấy sẽ cảm thấy rất gần gũi và thân thuộc và có cảm giác là nó rất lớn.

“Tôi nghĩ rằng mình phải có một thứ gì độc đáo hơn, một thứ như bonus để có thể thu hút được với khác hàng cho nên tôi đã phải nghiên cứu học thuyết phong thủy của phương Đông để áp dụng vào các thiết kế tại Hoa Kỳ nhằm tạo nên sự khác biệt bởi không chỉ người Mỹ mà cả châu Âu ngày một nhiều hơn tin vào hơn học thuyết phong thủy”, bà Yến nói.

Đúc kết ra bài học cho quá trình khởi nghiệp tại Mỹ, bà Hoàng Yến cho rằng, “điều quan trọng nhất trước hết mỗi người cần xác định được mục đích, sau đấy cần phải có quyết tâm và nghị lực bởi thứ hôm nay mình không biết không có nghĩa là ngày hôm sau cũng vậy”.

Cho đến giờ câu mà bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn nhớ nhất là lời dặn dò của người cha: “Con là con chim đầu đàn, con bay về hướng nào thì các em sẽ bay theo hướng đó”. Trách nhiệm lớn lao ấy, cho đến hôm nay, những gì mà Đặng Thị Hoàng Yến đạt được đã vượt qua mong ước của thân phụ.

Bà nhấn mạnh: “Bản thân tôi không bao giờ chấp nhận bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh và luôn quyết tâm để đạt được mục tiêu của mình”.

"Tân Tạo năm sau sẽ trở lại"

Phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA)  diễn ra mới đây hết sức đặc biệt bởi hai nhẽ. Thứ nhất là sự trở lại của Chủ tịch HĐQT Đặng Thị Hoàng Yến sau 8 năm vắng bóng. Năm nay bà Yến vẫn họp trực tuyến từ Mỹ nhưng dùng tên mới "Maya Dangelas" thay vì Đặng Thị Hoàng Yến. Điều đặc biệt thứ hai là lời hứa hứa sớm "đền đáp" cổ đông, nhà đầu tư và sớm đưa Tân Tạo trở lại quỹ đạo khi tình hình kinh doanh đang không mấy khả quan. Cả năm 2020, ITA đạt doanh thu gần 650 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 180 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này không đạt kế hoạch đề ra và chỉ bằng lần lượt 49,6% và 86,8% kết quả năm 2019.

Cả năm 2020, ITA đạt doanh thu gần 650 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 180 tỷ đồng.

Cả năm 2020, ITA đạt doanh thu gần 650 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 180 tỷ đồng.

"Tôi tin rằng năm sau, ITA sẽ trở lại thời hoàng kim và trở thành một trong những cổ phiếu sẽ đóng góp tích cực vào phát triển nền kinh tế. Gái có công, chồng chẳng phụ", Chủ tịch ITA nói và khẳng định sẽ lãnh đạo Tân Tạo sẽ sớm đền đáp lại sự ủng hộ, lòng trung thành của các cổ đông và nhà đầu tư.

Bà Yến khẳng định ITA sẽ biến khó khăn thành cơ hội. Năm 2021, doanh nghiệp đã thu hút được những nhà đầu tư lớn của Nhật Bản và sắp tới là nhà đầu tư Mỹ.

Về mục tiêu của Tân Tạo năm nay, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết sẽ tập trung vào thu hút nhà đầu tư lớn có tầm vóc để lấp đầy khu công nghiệp, đặc biệt là Tân Đức. "Tân Đức giai đoạn 2 đã gần như không còn nhiều đất. Do đó, công ty sẽ tập trung lựa chọn những nhà đầu tư xứng đáng, nhà đầu tư lớn", bà Yến nói và thông tin thêm năm nay ITA chưa đặt mục tiêu phát triển mạnh khu đô thị.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đền bù giải tỏa, duyệt quy hoạch để năm 2022 bắt đầu xây dựng hạ tầng. Dự kiến năm 2023, ITA có quỹ đất để đưa vào kinh doanh.

ITA sẽ đa dạng hóa, đi bằng hai chân, liên doanh với đối tác nước ngoài. "Năm ngoái, HĐQT đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện được đáng kể vì đại dịch. Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục liên doanh với đối tác ở Mỹ để xây dựng khu công nghiệp công nghệ dược phẩm lớn nhất California - nơi dành cho cả việc nghiên cứu và làm chi nhánh của trường đại học", chủ tịch ITA nói.

Đồng thời, ITA cũng liên doanh để sản xuất kính thông minh tại Mỹ - lĩnh vực theo bà Yến nhận định còn nhiều tiềm năng, sẽ chắp cánh tương lai cho doanh nghiệp.

Chưa biết lời hứa của bà tới đâu nhưng mấy năm gần đây bà Yến gần như không có mặt tại các cuộc ĐHĐCĐ.

Đồng thời, kết quả kinh doanh bết bát của ITA, quý 4/2020, ITA lỗ 10 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2020, ITA ghi nhận 624 tỷ đồng doanh thu, giảm 51,5% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 177 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019 và đương nhiên không đạt mục tiêu đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Tân Tạo lên kế hoạch lãi tăng 32% cho năm 2021

    Tân Tạo lên kế hoạch lãi tăng 32% cho năm 2021

    01:00, 12/04/2021

  • Tân Tạo và “giấc mơ” mới (Kỳ II): “Đặt cược” vào bất động sản 

    Tân Tạo và “giấc mơ” mới (Kỳ II): “Đặt cược” vào bất động sản 

    07:36, 28/11/2019

  • Tân Tạo sẽ giải quyết

    Tân Tạo sẽ giải quyết "cục nợ" Nhiệt điện Thiên Lương thế nào?

    10:29, 10/09/2019

  • Tân Tạo và “giấc mơ” mới (Kỳ I): Nợ nghìn tỷ cùng cổ phiếu miệt mài dò đáy

    Tân Tạo và “giấc mơ” mới (Kỳ I): Nợ nghìn tỷ cùng cổ phiếu miệt mài dò đáy

    00:00, 12/05/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lời hứa của doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO