Lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi tự do và lo ngại về rác vũ trụ

Diendandoanhnghiep.vn Ống kính viễn vọng tại Italy đã ghi lại được hình ảnh tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi mất kiểm soát từ quỹ đạo Trái Đất cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn về "rác vũ trụ".

Ảnh chụp từ kính thiên văn cho thấy Long March 5B (Trường Chinh 5B),

Ảnh chụp từ kính thiên văn cho thấy lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi mất kiểm soát

Ở thời điểm chụp ảnh, tầng lõi tên lửa cách kính viễn vọng khoảng 700 km, trong khi Mặt Trời chỉ dưới đường chân trời vài độ, vì vậy bầu trời đặc biệt sáng. Điều kiện như vậy khiến việc chụp ảnh vô cùng khó khăn, nhưng kính viễn vọng tự động đã chụp thành công mảnh vỡ khổng lồ này.

Được biết, tên lửa Trường Chinh 5B được sử dụng để để phóng module lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc vào không gian. Tuy nhiên, thay vì rơi xuống địa điểm đã định trước trên biển như các tên lửa trước đây, tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B bắt đầu xoay quanh địa cầu trong tình trạng mất kiểm soát.

Nhận định về vấn đề này, Florent Delefie, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Paris-PSL cho biết, với kích thước của vật thể, chắc chắn sẽ có những mảnh lớn còn sót lại. “Nếu tên lửa được cấu tạo từ các vật liệu không tách rời khi tái nhập, nó thậm chí còn nguy hiểm hơn. Đó sẽ là trường hợp của Trường Chinh 5B" - nhà thiên văn học này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, bất kỳ mảnh vỡ nào của tên lửa Trung Quốc cũng sẽ rơi vào phạm vi 41 độ bắc và 41 độ nam, bao gồm cả vùng nhiệt đới và một dải rộng lớn ở hai bên. Được biết, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bắc Phi nằm trong vành đai này, cũng như hầu hết lãnh thổ Mỹ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, khu vực mảnh tên lửa Trung Quốc hạ cánh có nhiều khả năng là đại dương bởi vì gần 3/4 bề mặt Trái đất được các đại dương bao phủ, mặc dù giới chuyên gia cho rằng điều này vẫn có thể không chính xác.

Một tên lửa mang theo 36 vệ tinh được phóng từ Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga. Ảnh: Getty Images

Một tên lửa mang theo 36 vệ tinh được phóng từ Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga. Ảnh: Getty Images

Mặt khác, Jonathan McDowell, nhà thiên văn học ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonia đánh giá, đường bay của tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B nằm ở vũ tuyến giữa New York và Madrid, phạm vi xa hơn có thể tới giữa miền nam Chile và Wellington, New Zealand nên có thể tiếp đất ở bất cứ đâu trong phạm vi này dù nó sẽ bốc cháy phần lớn trong khí quyển.

“Trong lần phóng gần đây nhất của tên lửa Trường Chinh 5B, một cuộn kim loại lớn và dài bay qua bầu trời, phá hỏng vài tòa nhà ở Bờ Biển Ngà. Phần lớn vật thể bốc cháy, nhưng vẫn còn nhiều mảnh kim loại khổng lồ rơi xuống đất. Rất may mắn là không ai bị thương. Chính vì vậy, nguy cơ gây thiệt hại cho người hoặc của vẫn có thể xảy ra”, chuyên gia này cho biết.

Mặc dù vậy, việc tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi mất kiểm soát đã đặt ra nhiều lo ngại. Theo thống kê của NASA, có khoảng 34.000 vật thể có đường kính ít nhất 10 cm quay quanh Trái đất hiện nay. Kể từ khi các quốc gia bắt đầu tiến hành các hoạt động trên không gian vũ trụ, có khoảng 6.000 vật thể đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất trong tình trạng rơi tự do và chỉ một lần có mảnh vỡ nào rơi xuống con người. Tuy nhiên, mảnh vỡ này không gây thương tích nào.

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp (EMA) Ohio, Mỹ đã có lên một kế hoạch để ứng phó với 31 thảm họa tiềm ẩn khác nhau, bao gồm các thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, động đất và hạn hán. Đồng thời, kế hoạch này cũng bao gồm việc đối phó với các nguy cơ từ vũ trụ.

Theo Giám đốc Ohio EMA Sima Merick cho biết. “Trong phân tích của chúng tôi về các thảm họa, rác không gian ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn có những nguy hiểm tiềm ẩn. Các cơ quan không gian Mỹ vẫn luôn ghi nhận có "thứ gì đó" rơi xuống từ vũ trụ. Một số mảnh vỡ đủ lớn để các phần của nó chạm tới Trái đất và rơi xuống những khu vực có người ở nếu không có phương án đối phó thích hợp".

Mặt khác, việc có quá nhiều mảnh vỡ vệ tinh vây quanh Trái Đất cũng làm gia tăng lo ngại về việc ô nhiễm bầu trời vào ban đêm khi ảnh hưởng đến việc quan sát của các đài thiên văn, hạn chế việc quan sát các hiện tượng từ vũ trụ.

Khi cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa các quốc gia ngày một trở nên khốc liệt hơn, nguy cơ từ rác vũ trụ sẽ ngày càng lớn hơn khi các vệ tinh va chạm vào nhau, tạo thành nhiều mảnh vỡ và rơi xuống Trái Đất. Chính vì vậy, các chuyên gia đang kêu gọi các nước cùng nhau phối hợp để xây dựng các quy định chặt chẽ hơn về việc quản lý và kiểm soát việc phóng vệ tinh và tên lửa không gian; cũng như nhanh chóng tìm ra cách thức dọn "rác vũ trụ" để đảm bảo an toàn trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi tự do và lo ngại về rác vũ trụ tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714186290 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714186290 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10