Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cần bổ sung quy định về tài sản thế chấp

Diendandoanhnghiep.vn Trong dự thảo Luật chưa có điều nào đề cập đến việc các tổ chức tín dụng nói chung hay ngân hàng thương mại nói riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

>>Trình Quốc hội 4 nội dung tại kỳ họp bất thường

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) nêu ý kiến tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 15/1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương).

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, ở các nước phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp rất dễ dàng tiếp cận vốn vay vì ngân hàng chỉ cần thuê tư vấn độc lập đánh giá dự án có khả thi hay không là có thể cho vay vốn và dùng chính dự án làm tài sản thế chấp.

“Còn ở Việt Nam, muốn vay vốn phải có tài sản thế chấp ngoài dự án. Trong điều kiện bình thường, phải sau 3-5 năm tích lũy mới có tài sản, tức là sau 5 năm khởi nghiệp, doanh nghiệp mới có thể tiếp cận vốn vay”, đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

Do đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm một điều về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp để Việt Nam có thể trở thành quốc gia khởi nghiệp như các quốc gia khác trên thế giới.

Về vấn đề tài sản thế chấp khi vay vốn, đại biểu hội Nguyễn Quang Huân nhận thấy, “khẩu vị ưa thích” của hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay là tài sản cá nhân, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, sổ đỏ của người quản lý công ty làm tài sản thế chấp, cùng với tài sản hình thành từ dự án.

>>Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

>>10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2023

kiến tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, thay vì sử dụng biện pháp đảm bảo an toàn vốn vay bằng các nghiệp vụ thẩm định, đánh giá dự án thì ngân hàng lại trói buộc trách nhiệm cá nhân của người quản lý và trách nhiệm của doanh nghiệp, gây tổn thương cho doanh nhân.

“Điều này là trái với chủ trương phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước ta, vì trong phát triển bền vững, chỉ có năm loại tăng trưởng cần tránh, trong đó có tăng trưởng không tương lai và tăng trưởng không lương tâm”, đại biểu hội Nguyễn Quang Huân bày tỏ.

Điều này cũng trái với chủ trương nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời, việc yêu cầu lấy sổ đỏ thế chấp vi phạm Hiến pháp năm 2013 tại các Điều 21, 22 và 32 về quyền riêng tư của sở hữu các nhân; vi phạm Luật Doanh nghiệp 2020.

Do đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị bổ sung thêm một điều trong Luật sửa đổi lần này yêu cầu các tổ chức tín dụng công nhận tài sản cá nhân của người quản lý doanh nghiệp làm tài sản thế chấp cho các khoản vay đầu tư phát triển nhà.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cần bổ sung quy định về tài sản thế chấp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714355189 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714355189 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10