Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, Luật Thanh tra sửa đổi đã quy định rõ thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày…
>>Sửa Luật Thanh tra: Khắc phục chồng chéo trong hoạt động thanh tra
Ngày 14/11, tai kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi).
Theo đó, Luật Thanh tra (sửa đổi) đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Thanh tra Chính phủ có một số nhiệm vu, quyền hạn như: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chương trình thanh tra; ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện. Luật cũng quy định Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của thanh tra bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Chính phủ phát hiện qua thanh tra.
Ngoài ra, Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
>>Sửa Luật Thanh tra: Vẫn quan ngại “gánh nặng” đè vai doanh nghiệp
Cũng theo Luật Thanh tra (sửa đổi) vừa được thông qua, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Tổng Kiểm toán nhà nước để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước.
Hàng năm, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước đánh giá, tổng kết việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước để khắc phục khi xây dựng kế hoạch, trong thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm toán cho năm tiếp theo.
Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này cũng quy định cụ thể về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra. Theo đó, chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Chính phủ với cơ quan thanh tra khác thì Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra.
Cũng tại luật này, đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Về công khai kết luận thanh tra, luật quy định phải thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thì phải thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương.
Có thể bạn quan tâm