Luật trồng trọt: Khắc phục bất cập trong quản lý phân bón

Huyền Trang 11/12/2018 21:27

Hôm nay (11/12) Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố các luật đã thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 14, trong đó có Luật trồng trọt.

Tại buổi họp báo, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin: Được kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 19/10/2018, Luật Trồng trọt là dự án Luật được xã hội quan tâm, có 60 Đoàn đại biểu Quốc hội và các Hội nghề nghiệp ở Trung ương và địa phương gửi vản bản góp ý.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật trồng trọt cần khắc phục tình trạng “rau 2 luống”

    10:46, 09/11/2018

  • Bảy điểm mới trong Dự thảo Luật Trồng trọt trình Quốc hội

    15:39, 21/05/2018

  • Dự thảo luật Luật Trồng trọt: Phải chấm dứt câu chuyện được mùa mất giá

    23:21, 13/04/2018

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Luật Trồng trọt ban hành đã tạo khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triến trồng trọt theo định hướng thị trường, tạo nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số hoạt động chưa được quy định tại Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 đã được Luật Trồng trọt quy định như: chiến luợc phát triển ngành trồng trọt, cơ sở dữ liệu quốc gia ngành trồng trọt, lưu mẫu giống cây trồng, phân bón, liên kết sản xuất, mã số vùng trồng, canh tác, canh tác hữu cơ, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.

Luật Trồng trọt có 7 chương, 85 điều, quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm giống cây trồng.

Luật trồng trọt có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020.

Luật trồng trọt có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020.

Luật xác định phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường, sản xuất hàng hóa quy mô lớn chất lượng, phát triển thị trường quốc tế trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, doanh nghiệp, nhà nước và lợi ích cộng đồng. Luật hóa các quy định về quản lý phân bón, nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả phân bón trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng; đơn giản hóa, minh bạch các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón.

Theo đó, đã luật hoá các quy định về quản lý phân bón nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả phân bón trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, đơn giản hoá, minh bạch hoá các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón.

Theo quy định, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp quyết định công nhận lưu hành, mỗi tổ chức và cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.

Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Luật trồng trọt: Khắc phục bất cập trong quản lý phân bón
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO