Luật về PPP: Bước ngoặt lớn trong thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng

HUYỀN TRANG 10/07/2020 12:25

Luật về PPP được thông qua sẽ là cú hích để Việt Nam thu hút đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế thời kỳ hậu COVID-19.

Sáng 10/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCNVN về 10 luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Chung công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 10 Luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9  bao gồm: Luật Thanh Niên; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Đầu tư; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luậ Tổ chức Quốc hội.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Chung công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 10 Luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Ảnh Diễn đàn Doanh nghiệp.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Chung công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 10 Luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Ảnh Diễn đàn Doanh nghiệp.

Với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật về PPP), tại buổi họp báo ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Luật về PPP ra đời nhằm bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác.

Cùng với đó, việc xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp tránh được các rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách.

Với Luật về PPP, ông Thắng cho biết, chỉ 5 lĩnh vực được đầu tư theo phương thức PPP bao gồm: Giao thông; Lưới điện, nhà máy điện; Thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; Y tế, giáo dục - đào tạo; Hạ tầng công nghệ thông tin.

ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp.

Đồng thời, Luật về PPP quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực như sau: Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với các dự án thuộc lĩnh vực: Giao thông vận tải; lưới điện; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải và hạ tầng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng. Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với các dự án thuộc lĩnh vực: Y tế, giáo dục - đào tạo”, ông Thắng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Luật về PPP cũng quy định các hình thức lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng trong đầu tư theo phương thức PPP như sau: Đấu thầu rộng rãi; Đàm phán cạnh tranh; Chỉ định nhà đầu tư; Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Đáng chú ý, với Luật về PPP, doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo dạng công ty. Điều này được quy định tại Điều 44, sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (không được là công ty đại chúng) và có mục đích duy nhất để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án PPP.

Đồng thời, doanh nghiệp được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi và trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền.

Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu phải đáp ứng đủ 03 điều kiện: Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP; Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu và giải ngân theo đúng quy định.

Trên thực tế, kể từ khi Việt Nam thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, kỳ vọng được đặt ra là thu hút được nhiều hơn khoản vốn đầu tư từ nhà đầu tư tư nhân nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, trong tổng số 336 dự án PPP mà các bộ, ngành, địa phương đã ký kết, thực hiện thời gian qua, gần như không có bóng dáng nhà đầu tư nước ngoài. Khi Luật về PPP được ban hành, đã hé mở những hy vọng mới, rằng các điều khoản của Luật sẽ đủ sức hấp dẫn cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp Nhật đang mong chờ luật này. Họ mong muốn được nhìn thấy sự ủng hộ chủ động hơn từ phía Chính phủ Việt Nam và cũng mong muốn Luật linh hoạt hơn để tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh doanh tư nhân”, ông Toru Aguin, Trưởng đại diện Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) nói.

Theo tiến trình, Luật về PPP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật về PPP: Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng

    04:30, 22/06/2020

  • Luật về PPP và những điểm mới kỳ vọng tạo đột phá

    15:35, 18/06/2020

  • Thông qua Luật về PPP: Chia sẻ biên độ tăng, giảm doanh thu mức 25%

    14:45, 18/06/2020

  • Dự thảo Luật về PPP: Thay “đổi đất lấy hạ tầng” bằng phương thức nào?

    04:50, 18/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Luật về PPP: Bước ngoặt lớn trong thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO