Lùi thời điểm tăng lương tối thiểu: (Bài 1) Doanh nghiệp “khó trăm bề”

THY HẰNG 21/04/2022 15:23

Nhập khẩu nguyên liệu gián đoạn, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu hụt lao động, lạm phát...nay thêm tăng lương tối thiểu vùng sẽ là áp lực ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của doanh nghiệp.

>>Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng

LTS: Sau khi 8 hiệp hội ngành hàng cùng kiến nghị các cấp ngành lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng theo kết quả phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia từ ngày 1/7/2022 sang ngày 1/1/2023, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan tới thời điểm tăng lương.

Theo ông Nguyễn Đức Thăng, Giám đốc điều hành Tổng công ty May Đáp Cầu, tình hình dịch bệnh COVID-19 vừa qua tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách "zero COVID", nên việc nhập nguyên liệu bị gián đoạn.

chi phí lương tối thiểu nếu áp dụng từ 1/7 có thể khiến chi phí đầu vào tăng thêm 3 - 5%, trong khi với ngành may, chi lương có thể chiếm tới 68% tổng chi phí.

 Lương tối thiểu vùng 2022 nếu áp dụng từ 1/7/2022 có thể khiến chi phí đầu vào tăng thêm 3 - 5%, trong khi với ngành may, chi lương có thể chiếm tới 68% tổng chi phí.

Cùng với đó, lạm phát thế giới tăng cao, các chi phí đầu vào đều tăng, nên doanh nghiệp gần như không có lãi. "Đến nay, đơn hàng mới cũng khó khăn. Nhà nhập khẩu đang có xu hướng ép để giảm giá gia công từ 20 - 25%. Tăng giá cũng khó để hàng xuất khẩu cạnh tranh và thu hút đơn hàng", ông Thăng than thở khi các chi phí đầu vào như xăng dầu, vận tải... đều tăng.

Theo tính toán, chi phí lương tối thiểu nếu áp dụng từ 1/7 có thể khiến chi phí đầu vào tăng thêm 3 - 5%, trong khi với ngành may, chi lương có thể chiếm tới 68% tổng chi phí. Đồng ý với việc tăng lương tối thiểu vùng nhưng ông Thăng cho rằng thời gian áp dụng nên đến năm 2023 để doanh nghiệp có chuẩn bị và phục hồi tốt hơn.

Cùng kiến nghị này, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, 8 Hiệp hội doanh nghiệp đã đồng loạt nên rõ, doanh nghiệp và người lao động đều là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Theo đó, các doanh nghiệp cho biết, trong 2 năm 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thực sự rất khó khăn và kiệt quệ. Tình trạng người lao động là F0 vẫn tiếp tục xảy ra, doanh nghiệp vẫn đang phải gồng mình đối phó với tình hình đó và kéo theo là tình trạng hậu Covid, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm 2020 và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của người lao động và Nhà nước cũng đang nỗ lực kiểm soát lạm phát. 

Các doanh nghiệp không thể xoay sở kịp để thay đổi chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất do thời điểm đã đến quá gần, do tất cả các phương án sản xuất, tài chính và đơn hàng đều được xây dựng từ cuối năm trước.

dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thực sự rất khó khăn và kiệt quệ.

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thực sự rất khó khăn và kiệt quệ.

Hiện nay, dù khó khăn nhưng để giữ chân người lao động cũng như hỗ trợ lao động cải thiện đời sống khó khăn sau dịch, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tăng lương đầu năm 2022. Đồng thời hợp đồng với các đối tác bao gồm giá hàng hoá... đều đã được chốt và ký với các đối tác từ đầu năm nên không thể tăng giá bán hàng hoá. Tăng lương thời điểm giữa năm như tháng 7 này sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình huống vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải hủy bỏ ngang hợp đồng vì chi phí không đảm bảo, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động và sự tồn vong của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động, tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản vì không thể lo nổi chi phí nhân công. Điều này sẽ dẫn đến khả năng hàng chục ngàn người lao động không có việc làm.

Với tình hình trên, có thể thấy rằng doanh nghiệp cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, và cũng cần có được sự hỗ trợ từ Chính phủ giống như Chính phủ hỗ trợ người lao động.

Theo đó, 8 Hiệp hội Ngành hàng đề nghị Thủ tướng xem xét và cân nhắc giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 1/1/2023, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng

    04:00, 18/04/2022

  • Lương tối thiểu vùng 2022: "Chốt" mức đề xuất tăng 6% từ 1/7/2022

    11:51, 12/04/2022

  • Khảo sát tiền lương 2.000 doanh nghiệp xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2022

    11:00, 24/03/2021

  • Đề xuất tăng lương tối thiểu 2021 dựa vào "xuất khẩu tăng" là sai lầm!

    04:30, 08/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lùi thời điểm tăng lương tối thiểu: (Bài 1) Doanh nghiệp “khó trăm bề”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO