Lùm xùm việc xử phạt 4 công ty du lịch có khách bỏ trốn ở Hàn Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Việc 4 công ty du lịch tại TP.HCM để khách du lịch bỏ trốn tại Hàn Quốc bị kiến nghị phạt tiền và tước giấy phép kinh doanh lữ hành có thời hạn đang là tâm điểm dư luận những ngày qua…

hihii

4 công ty du lịch tại TP.HCM để khách du lịch bỏ trốn tại Hàn Quốc bị kiến nghị phạt tiền và tước giấy phép kinh doanh lữ hành. Ảnh minh họa

Theo đó, Sở Du lịch TPHCM vừa báo cáo UBND thành phố về vụ việc 100 khách du lịch Việt Nam mất liên lạc khi sang Hàn Quốc. Đây là những công dân đi theo tour du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang (tỉnh Gangwon, Hàn Quốc) và bị mất liên lạc vào tháng 10 năm nay.

Theo báo cáo của Sở Du lịch TPHCM, trong 100 du khách trên, có 32 người là khách hàng của 4 công ty du lịch - lữ hành tại TPHCM, bao gồm: Công ty Du lịch và Tiếp thị VN-V, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch T.T, Công ty CP Du lịch T.A và Công ty CP Dịch vụ Du lịch C.L.

Sở Du lịch TPHCM đề nghị UBND thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với 4 công ty này. Khung hình phạt cho các vi phạm này có thể từ 100 triệu đồng tới 130 triệu đồng.

Ngoài xử phạt hành chính, Sở Du lịch TPHCM cũng đề nghị UBND thành phố "Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng" đối với các công ty lữ hành nói trên. Sở Du lịch TPHCM nhận định đây là sự việc nghiêm trọng, cần xử lý khẩn trương để tránh các hậu quả phát sinh.

Bình luận với báo chí xung quanh sự việc này, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel (Hà Nội), cho rằng, khi quy định đã được luật hóa, các doanh nghiệp cần tuân thủ. Theo ông Đạt, cần nhìn nhận ở hai khía cạnh.

Thứ nhất, việc xử phạt là để răn đe, ngăn chặn không để các doanh nghiệp lợi dụng. Đặc biệt, trường hợp cố tình vi phạm, có tổ chức, đường dây trái phép, mức phạt trên theo ông còn quá nhẹ. 

Ông Đạt lấy ví dụ, một lao động muốn sang Hàn Quốc theo đường dây trước năm 2019, thời điểm chưa có dịch Covid-19, hết khoảng 200 triệu đồng/người. Sau dịch, Hàn Quốc khan hiếm lao động và thủ tục đi lại khó khăn, mức giá này lên tới 300 triệu. Trong khi, bỏ trốn dưới dạng đi du lịch theo tour chỉ từ 12-15 triệu đồng/người. Lợi nhuận cao, khó có thể tránh trường hợp cố tình vi phạm.

Thứ hai, lỗi của công ty du lịch. Ông Đạt lưu ý, các doanh nghiệp lữ hành không có nghiệp vụ, không được đào tạo về xuất nhập cảnh. Phía đại sứ quán các nước yêu cầu thế nào, họ sẽ sàng lọc xem khách có đáp ứng được không. Do đó, với những đơn vị đưa khách đi du lịch nước ngoài với số lượng lớn, khó tránh khỏi sai sót.

>>Còn chồng chéo pháp luật tại Dự thảo Luật Tài nguyên nước

hihiii

Hàn Quốc là một trong những điểm đến ưa thích của du khách Việt. Ảnh minh hoạ

Ở một góc nhìn khác, bà Nhữ Thị Ngần, Tổng giám đốc Hanoi Tourism, cho hay, công ty lữ hành chỉ cung cấp dịch vụ du lịch, không phải là an ninh nên rất khó để phân biệt khách đi du lịch hay khách có ý định bỏ trốn. 

“Bản thân các doanh nghiệp lữ hành chân chính cũng không bao giờ cố tình vi phạm, vì làm vậy là hy sinh thương hiệu. Đó thường là rủi ro, tai nạn”, bà nói. 

Do vậy, bà Ngần nhấn mạnh, nếu công ty du lịch có khách trốn vẫn bị xử phạt, nhưng là cảnh cáo nhắc nhở, có cam kết hoặc đóng tiền bảo lãnh, nếu cố tình vi phạm mới rút giấy phép kinh doanh lữ hành. 

Trước đó, vụ việc 152 khách trốn tại Đài Loan tháng 12/2018 buộc các cơ quan quản lý phải có biện pháp siết chặt việc để khách trốn lại nước ngoài. Đó là một trong những lý do Nghị định 45/2019/NĐ-CP ra đời. 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Chí, nguyên Phó Phòng Lữ hành, Sở Du lịch TP.HCM, thời điểm đó nhiều công ty lữ hành đã lên tiếng về điều khoản xử phạt khi ban hành nghị định do lo ngại mức phạt quá nặng, bao gồm cả tước giấy phép kinh doanh, trong khi họ có thể sơ ý để lọt du khách cố tình trốn khi thẩm tra hồ sơ khách đăng ký đi tour.

Kể từ khi Nghị định 45/2019 có hiệu lực (1/8/2019), ông Chí cho rằng đây lần đầu tiên tại TP.HCM và cả nước có trường hợp công ty lữ hành bị áp dụng điều khoản phạt này. Do đó, ông mong vụ việc xử phạt 4 công ty lữ hành tại TP.HCM có liên quan 100 khách Việt mất tích tại Hàn Quốc được vụ xử lý khách quan, công bằng, rõ ràng.

Hơn nữa, chỉ hơn một tháng nữa là đến mùa cao điểm du lịch Tết Nguyên đán 2023, việc tước giấy phép các doanh nghiệp lữ hành lúc này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả phía lữ hành và khách du lịch đã đặt mua tour. Đặc biệt, những khách có nhu cầu đi du lịch thực sự bị thiệt thòi hơn khi một số thị trường mới đây thắt chặt visa, yêu cầu thủ tục khắt khe.  

Nhiều ý kiến đề xuất, nên có các chương trình đào tạo, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về nghiệp vụ sàng lọc, đánh giá hồ sơ cho khách đi du lịch tới một số thị trường nhạy cảm như Hàn Quốc, Đài Loan,... Đồng thời, cấp cho doanh nghiệp quyền từ chối với những khách có dấu hiệu nghi ngờ mà không bị khách phản ứng, kiện cáo (trong trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ, ra sân bay bị từ chối)...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lùm xùm việc xử phạt 4 công ty du lịch có khách bỏ trốn ở Hàn Quốc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715082624 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715082624 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10