Đây cũng là lý do hàng đầu khiến nhiều ngành, đặc biệt là ngành sản xuất, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hút nhân sự trầm trọng.
Mới đây, Navigos Search vừa công bố báo cáo với tên gọi "Chân dung nhân lực ngành sản xuất: thách thức và cơ hội trong nền công nghiệp 4.0". Báo cáo được thực hiện dựa trên sự phân tích của hơn 3.200 câu trả lời từ ứng viên và người tìm việc, cũng như ý kiến của hơn 200 doanh nghiệp ngành sản xuất.
Theo kết quả của báo cáo, với đa số nhân sự được hỏi, yếu tố về lương thưởng và cơ chế thăng tiến vẫn là yếu tố quan trọng nhất để giữ chân họ ở lại trong doanh nghiệp, sau đó mới đến các vấn đề về sếp hay môi trường làm việc.
Cũng theo báo cáo này, ngành sản xuất đang đối diện với việc thiếu hụt lao động trầm trọng cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân được lý giải hàng đầu cũng xuất phát từ vấn đề lương thưởng không cạnh tranh, chế độ thăng tiến không rõ ràng. Ngoài ra còn một số vấn đề khác đáng lưu ý như việc làm việc xa trung tâm, môi trường làm việc bị ô nhiễm hay không phù hợp với quản lý trực tiếp.
Để giải quyết bài toán về thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về chất lượng và số lượng, các doanh nghiệp ngành sản xuất đã thực hiện nhiều hoạt động, trong đó có việc liên kết và hợp tác với các cơ sở đào tạo để đào tạo theo yêu cầu tuyển dụng. Đặc biệt, trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo, trường dạy nghề đang được 49% doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn, vượt qua trường đại học và trường cao đẳng, với tỷ lệ tương đương là 42% và 24%.