M&A Việt Nam 2024: Những lưu ý từ các nhà đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Tại sự kiện Chào xuân 2023 do M&A Vietnam tổ chức mới đây, các nhà đầu tư và diễn giả đã đưa ra nhận định dự báo về sự phát triển của thị trường M&A 2024 với nhiều lưu ý quan trọng.

Những tác nhân tích cực trong năm 2024

Trong các báo cáo phân tích của các chuyên gia về triển vọng thị trường M&A 2024 cho thấy, mặc dù hoạt động M&A toàn cầu chững lại trong gần như cả năm 2023, nhưng đang có nhiều tác nhân tiềm năng thúc đẩy các nhà tạo lập thương vụ bứt lên trong năm 2024. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất tạo ra một môi trường lãi suất ổn định, thúc đẩy các thương vụ và nâng triển vọng của thị trường M&A toàn cầu trong năm tới.

Lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4%, dự báo tăng trưởng GDP của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ tăng trở lại 5,8% vào năm 2024 và 6,9% vào năm 2025, nợ công vẫn dưới trần pháp lý 60% GDP, là những nền tảng cho thấy một năm thuận lợi cho các nhà đầu tư nhắm đến các cơ hội chiến lược tại thị trường Việt Nam năng động.

Nhiều chất xúc tác khác nhau có khả năng thúc đẩy các nhà đầu tư nhập cuộc vào năm 2024, bao gồm các yếu tố như ổn định về tỷ giá, nhu cầu bị dồn nén thúc đẩy hợp nhất hoặc thoái vốn trong một số ngành nhất định. Dòng vốn FDI chảy về Việt Nam mạnh mẽ sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn, nền chính trị ổn định và các thỏa thuận thương mại đã diễn ra cũng là những tác nhân quan trọng.

Có một nét mới, chính các doanh nghiệp trong nước cũng đang nổi lên với tư cách bên mua, sẵn sàng tiếp quản tài sản của các doanh nghiệp để hoàn thiện hệ sinh thái của mình, chung tay đi đến thịnh vượng với sự ủng hộ, hỗ trợ từ các chính sách phục hồi kinh tế mà Chính phủ đang quyết liệt thực hiện.

>> Khối ngoại chuẩn bị kích hoạt "cuộc chơi" tỷ USD?

Các diễn giả tham gia Panel

Các diễn giả, nhà đầu tư tham gia thảo luận về M&A Bất động sản

Những lưu ý từ nhà đầu tư

Tại phiên thảo luận về chủ đề M&A Doanh nghiệp trong chương trình Chào xuân 2024 do M&A Việt Nam tổ chức, ông Vũ Mạnh Tuấn, Trưởng phụ trách Bộ phận tư vấn các thương vụ M&A Việt Nam, Japan Desk tại Việt Nam của công ty tư vấn AGS Consutling (Hội sở Tokyo, Nhật Bản) chia sẻ góc nhìn thực chiến về những ngành nghề tại Việt Nam sẽ thu hút sự chú ý của Nhật Bản. Cụ thể là các ngành nghề đó bao gồm: ngành Logistics (đặc biệt là lĩnh vực vận chuyển thực phẩm đông lạnh, kho bãi); Ngành Y tế và việc áp dụng Công nghệ vào Y tế (cụ thể hướng tới các công ty IT phát triển phầm mềm cho bệnh viện, các đơn vị cung cấp dịch vụ giặt là và suất ăn bệnh viện) và ngành chế biến thực phẩm, hải sản.

Đại diện của nhà đầu tư Singapore, bà Lê Na, Giám đốc Hỗ trợ doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng UOB Singapore VN cho rằng M&A có thể hiểu như là một hình thức góp vốn cổ phần, chứ không hẳn là mua đứt. Việc góp cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phát triển, mở rộng doanh nghiệp. Về “khẩu vị" của các nhà đầu tư Singapore trong năm 2024, họ sẽ ưu tiên tìm kiếm những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển bền vững trên con đường dài.

Các chuyên gia thảo luận về M&A doanh nghiệp tại Chương trình Chào Xuân 2024 do M&A Việt Nam tổ chức

Các chuyên gia thảo luận về M&A doanh nghiệp tại Chương trình Chào Xuân 2024 do M&A Việt Nam tổ chức

Bà Hoàng Anh - Thạc sĩ Tài chính Đại học Massachusetts Lowell của Mỹ, đồng thời là Thành viên HĐQT, Trưởng phòng M&A của INMERGERS chia sẻ, có 3 điểm mà các doanh nghiệp bên bán cần thay đổi để phù hợp với kỳ vọng, thị hiếu của Bên mua trên thị trường. Đầu tiên đó là thay đổi mindset, tức là bán cổ phần/bán công ty tại thời điểm doanh nghiệp đang phát triển tốt sẽ giúp khả năng cao tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng và tạo ra giá trị cộng hưởng khi kết hợp 2 công ty. Thứ hai, chủ doanh nghiệp không nên làm M&A một mình mà hãy tìm kiếm một đơn vị tư vấn xuyên suốt thương vụ M&A để họ tư vấn giá bán, cấu trúc giao dịch, hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ tiếp cận NĐT, đàm phán các điều khoản cần thiết trong thương vụ M&A. Thứ ba, chủ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn tâm thế minh bạch dòng tài chính của công ty.

Dưới góc nhìn và kinh nghiệm của bà Hoàng Anh, việc dẫn tới thương vụ M&A không thành công phải kể đến việc thay đổi giá liên tục đến từ chủ doanh nghiệp. Ban đầu, khi chủ doanh nghiệp tiếp cận nhà đầu tư thì đưa ra 1 mức giá, sau 2-3 lượt trao đổi thì lại tăng mức giá đã chào bán ban đầu, điều này khiến doanh nghiệp không gây dựng được sự tin tưởng với nhà đầu tư, làm mất uy tín, từ đó dẫn tới thương vụ M&A không thể đi đến thành công. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết M&A Việt Nam 2024: Những lưu ý từ các nhà đầu tư tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714345161 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714345161 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10