Mạng người sống hay chết đôi khi chỉ bằng trò “câu like”

Diendandoanhnghiep.vn Khi những nút like và “mắt” xem livestream được đặt nặng hơn mạng người, điều đó cho thấy sự đứt gãy nghiêm trọng trong tâm hồn của một bộ phận người hiện nay.

Nạn nhân (áo trắng) bị đánh thậm tệ, nghi phạm cố gắng đẩy xuống sông (Ảnh: Cắt từ clip)

Nạn nhân (áo trắng) bị đánh thậm tệ, nghi phạm cố gắng đẩy xuống sông (Ảnh: Cắt từ clip)

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một loạt thông tin cùng nhiều clip quay lại vụ một nam thanh niên người Việt bị đánh đập dã man ở bờ sông Nhật Bản. Đoạn clip khiến dư luận phẫn nộ về kẻ thủ ác, cũng như trước thái độ vô cảm của chính những người xung quanh.

Nạn nhân được xác định là nam sinh Trịnh T.A (SN 1999, quê phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, Hải Phòng) khi du học tại Nhật Bản. Sáng 4/8, lãnh đạo UBND phường Hưng Đạo cho biết: “Theo địa phương nắm bắt trong sáng nay, gia đình đang phối hợp với Sở Ngoại vụ và Đại sứ quán đưa thi thể cháu về”.

Video kéo dài vài phút đã làm nhiều người cảm thấy không thở nổi, khi thấy cảnh chàng trai bị đấm, giẫm đạp liên tiếp vào người, vào mặt. Hung thủ thậm chí còn cố tình giằng tay nạn nhân (khi đó đang cố bám vào thành cầu) để ném cậu xuống sông rồi dùng chân dìm nạn nhân chìm sâu xuống.

Sốc ở chỗ, những cảnh đó không phải được trích xuất từ camera an ninh, mà chính là do các nhân chứng quay lại. Điều gây phẫn nộ hơn cả chính là thái độ của nhân chứng, những chứng kiến và quay clip. Theo thông tin thì có ít nhất 4 người Việt có mặt tại hiện trường vào thời điểm thanh niên kia gặp nạn.

Đó là 2 cô gái nói tiếng Việt, vừa run rẩy quay phim vừa bình luận: “Sao mà nó ác quá vậy. Quay clip lại giao cho công an để làm bằng chứng”. Và ở một góc nhìn khác, là một cặp đôi nam – nữ. Cặp đôi này theo dõi vụ hành hung dẫn đến cái chết thê thảm của nạn nhân với một vẻ khoái trá, còn hô hào cổ vũ: “Đúng rồi, đạp nó xuống”, kèm theo những lời văng tục, như thể đang xem phim.

 Dĩ nhiên, nhiều người lên án hành động của nam thanh niên cũng như chỉ trích sự thờ ơ, nhẫn tâm của người chứng kiến và quay clip. Trước sự công kích của cộng đồng dư luận, cô gái quay clip cũng đã chính thức lên tiếng: “Trong khi đó 10 người cảnh sát tới chúng tôi phải cầu xin hãy cứu lấy người đấy vì họ mới bị chìm thôi, nhưng cảnh sát lại bảo đợi cứu hộ và thợ lặn đến…”.

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ án. Ảnh: Asahi

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ án. Ảnh: Asahi

Liên quan đến vụ việc này, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản yêu cầu hợp tác điều tra, Bùi Đức Bảo - người được cho là đã livestream và đăng tải clip lên nhóm của những người Việt sống tại Osaka, người này thản nhiên trả lời mình “chỉ đăng tải lại clip để câu view”. Danh tính của những nhân chứng khác vẫn chưa được tìm ra.

Việc chứng kiến ai đó bị hành hung đến chết là một sự vụ hy hữu vô cùng. Có 1.001 lý do có thể được viện dẫn chuyện người ta dửng dưng không cứu người bị nạn như: Tâm lí sợ phiền phức, mang họa vào thân, mất thời gian, rầy rà về pháp luật, hoặc đăng clip lên mạng câu like chỉ là sự bồng bột nhất thời..v..v.

Nhưng sao có thể biện minh cho sự vô cảm đến tột cùng của kẻ nhìn thấy một sinh mạng đồng loại đang lâm nguy mà không mảy may có ý định cứu giúp? Khi những nút like và “mắt” xem livestream được đặt nặng hơn mạng người, điều đó cho thấy sự đứt gãy nghiêm trọng trong tâm hồn của một bộ phận người hiện nay.

Thực tế, dân tộc nào, nền văn hóa nào, tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng dạy con trẻ  phải biết yêu thương đồng loại. Có ai dạy chúng ta thờ ơ, vô cảm đến mức nhẫn tâm, nhìn thần chết từ từ cướp đi sinh mạng của đồng loại, nhìn người khác bị tổn thương, bị làm đau, bị rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm mà không mảy may nghĩ đến việc cứu hộ, chỉ vì đó “không phải việc của tôi”.

Sự việc này cho thấy sự vô cảm có thể đã “nảy mầm” từ lâu, mà ta không thấy rõ. Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, bàng quan với mọi sự. Đó là khi người ta chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân, gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại… vì cho rằng điều đó không liên quan đến họ.

Hãy nhớ, làm sao có thể chắc chắn rằng, người hả hê trước nỗi đau và cái chết của người khác sẽ không bao giờ gặp nạn? Làm sao có thể chắc rằng, chúng ta sẽ kịp thời có mặt khi người thân yêu của mình bị nguy nan?

Vì thế, hãy sống sao cho xã hội thấy bản thân mình là một người tử tế, trước khi nói chuyện phải làm được điều gì to lớn cho xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mạng người sống hay chết đôi khi chỉ bằng trò “câu like” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714376230 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714376230 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10