Mất tài liệu Hán Nôm cổ và câu hỏi về công tác bảo tồn

Diendandoanhnghiep.vn Vụ mất hàng trăm tài liệu cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang gây xôn xao dư luận vì sự hời hợt trong công tác bảo quản, giữ gìn tài liệu quý.

>> Kết nối di sản phát triển du lịch

Thông tin từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sau quá trình rà soát, ngày 15/3, Hội đồng kiểm kê phát hiện thấy thiếu 121 quyển (trong đó có 11 quyển nằm trong danh sách 25 quyển đã báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), bên cạnh đó có 339 quyển đã vào sổ nhưng lẫn lộn các kí hiệu sách, chưa xác định rõ có bao gồm 121 sách thiếu hay không.

Hình ảnh cuốn Nam quốc địa dư chí được số hóa - Ảnh tư liệu

Hình ảnh cuốn Nam quốc địa dư chí được số hóa - Ảnh tư liệu

Đây không phải là lần đầu tiên có chuyện tài liệu Hán Nôm “mất tích”, mà việc mất mát này đã từng diễn ra từ cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020. Vào tháng 04/2022, khi dịch Covid-19 được khống chế, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức đợt kiểm kê đầu tiên trong vòng 10 năm gần đây. Sau 3 tháng rà soát, Viện phát hiện không thấy trên giá 29 quyển (tập sách đóng rời).

 Đến cuối tháng 12/2022, nhân viên của Viện cũng loan tin mất 25 cuốn sách, trong đó, quan trọng nhất là 4 cuốn Toàn Việt thi lục (do nhà bác học Lê Quý Đôn soạn) thuộc 3 bộ khác nhau; 1 cuốn Việt âm thi tập (do nhà sử học Phan Phu Tiên biên soạn); 2 cuốn về địa chí là Hoàng Việt địa dư chí và Nam quốc địa dư (viết về cương vực, lãnh thổ Việt Nam).

Khách quan mà nói, việc bảo tồn các tư liệu cổ là thách thức lớn, không chỉ với riêng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mà còn đối với toàn bộ các đơn vị, ngành lưu trữ và bảo tàng. Ngoài nguyên nhân do khí hậu, môi trường khắc nghiệt, còn có chuyện cơ sở vật chất dành cho việc này thiếu thốn lạc hậu, chưa khắc phục được những tác động từ ngoại cảnh; và do năng lực từ chính người thực hiện bảo quản, khai thác tài liệu.

Dù Viện Nghiên cứu Hán Nôm khẳng định có các bản scan màu hoặc bản sao của các tài liệu quan trọng bị thất lạc, nhưng đây vẫn chỉ là một lời an ủi gượng, vì ai cũng biết sách quý vì giá trị lịch sử mà nó đại diện, dựa trên hình thức trình bày, chất liệu, và thậm chí, là chữ viết của tác giả, chứ không đơn thuần chỉ là nội dung trong sách có gì.

>> Ghi danh thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

>> Nâng tầm giá trị văn hóa, di sản

Hơn nữa, việc bảo quản, lưu trữ sách Hán Nôm, vốn được coi là một tài liệu lưu trữ rất quan trọng và có giá trị về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục... đang rất có vấn đề. Trong chức năng và nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có ghi rất rõ: “Điều tra, biên mục, sưu tầm, thu thập di sản Hán Nôm ở trong nước và ngoài nước”, song với việc sau mỗi lần kiểm kê lại phát hiện ra số lượng sách bị thất thoát, lần sau nhiều hơn lần trước, cho thấy phải xem xét lại quy trình sưu tầm, bảo quản tại viện và rà soát năng lực của đội ngũ nhân viên đang phụ trách các kho tư liệu, tài liệu đặc biệt này.

“Việc phát hiện ra một số cuốn sách thất lạc như những người có trách nhiệm chia sẻ là bởi chúng kẹp ở khe của giá sách, hoặc kẹp giữa những cuốn khác cho thấy việc sắp đặt, sau kiểm kê có vấn đề” – Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, phó Trưởng phòng Văn bản học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm từng nói.

Nếu tính theo Luật Di sản, những đồ vật trên 100 năm tuổi đều được xác nhận là cổ vật. Căn cứ vào đó, tất cả những cuốn sách thất lạc này đều là cổ vật. Kho sách cổ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có tư cách như một bảo tàng, bởi trong đó có chứa những cổ vật không thể thay thế. Trong số nhiều những cuốn sách này viết bằng “tử ngữ” (ngôn ngữ hiện tại không còn sử dụng), nên cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, dịch thuật… để hiểu những thông điệp của tổ tiên ngày xưa để lại.

Nói cách khác, tài liệu Hán Nôm luôn được xem là di sản của dân tộc, vì gắn liền với chiều dài lịch sử, và góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam. Giá cả ở trên thị trường thì hiện tại chưa có cách nào xác định được, nhưng đối với nền văn hiến dân tộc, những cuốn sách đó là vô giá. Do đó, các vụ việc kể trên rất đáng quan ngại. Vì nó cũng cho thấy lỗ hổng và sự hời hợt trong công tác bảo quản, giữ gìn tài liệu quý.

Ai cũng biết, các cuốn sách hiện còn thất lạc đều là những văn bản giá trị, không thể thay thế, và là hiện thân của văn hiến dân tộc. Phải có người chịu trách nhiệm và phải bị xử lý nghiêm, chứ không phải báo mất là xong, mất khi nào cũng không biết...Vì thế, việc truy tìm những quyển sách bị mất là việc nhất thiết phải tiến hành khẩn cấp và quyết liệt.

Đồng thời, đã đến lúc người đứng đầu các cơ quan, tổ chức phải siết chặt công tác quản lý, yêu cầu người quản lý phải báo cáo định kỳ, tổ chức các buổi đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho những người được giao quản lý tài sản, tránh trường hợp như vụ việc trên. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mất tài liệu Hán Nôm cổ và câu hỏi về công tác bảo tồn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714034896 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714034896 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10