23/12 (Âm lịch) là ngày quan trọng trong Tết cổ truyền của Việt Nam. Trong sự giao thoa văn hóa, có rất nhiều người hiểu sai về hình tượng Táo Quân và cho rằng Ông Táo có nguồn gốc từ phương Bắc.
Có thể bạn quan tâm
07:29, 28/01/2019
04:16, 28/01/2019
20:13, 26/01/2019
Tết của nền văn minh lúa nước có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt phía Nam sông Dương Tử, trải gần 5000 năm lịch sử. Cho dù hình thức giống nhau nhưng sâu tận gốc rễ là một nền tảng tri thức của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Người Việt xây dựng truyền thuyết về Táo quân theo Quẻ Ly 1-0-1 (truyền thuyết 2 ông 1 bà đậm chất nhân văn) tượng trưng của Lửa và Việt tộc hướng Nam. Đó là khác biệt cơ bản nhất phân biệt với Táo quân của phương Bắc do sự thất truyền qua quá trình tiếp biến văn hoá, giúp khẳng định cái nào có trước.
Giải mã theo Dịch học Phong Thuỷ Lạc Việt
Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30?
Ngày này là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không? Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh chủ tịch hội Phong Thuỷ Lạc Việt đã chứng minh trong truyền thống dân gian Việt thương nhắc đến các ngày KỴ trong tháng , là ngày nguyệt kị. Có câu thơ rằng: Mùng 5, 14, 23 - Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn.
Vì sao ông cha ta lại kiêng những ngày này và bắt đầu bằng số 5?
Đây chính là độ số trung cung của Hà Đồ và Lạc Thư. Đồ hình này chia làm 9 ô - gọi là cửu cung và ô ở giữa có con số 5.
Quẻ Thuỷ Hoả Vị Tế là quả thứ 64 kết thúc một chu kỳ thời gian năm Âm Lịch cũng chính là quẻ ứng với Ông Táo gồm Ly và Khảm, đó cũng là lý giải cho việc chọn Cá Chép để cúng Táo Quân để theo trí tưởng tượng tâm linh là 3 ông bà nhà Táo sẽ cùng nhau cưỡi cá chép (hoá Rồng) để bay về trời.
So sánh hình tượng Táo Quân của Việt Nam và Trung Quốc
Tranh thờ dân gian Táo Quân của Việt Nam, giúp chúng ta phân biệt đâu là mê tín và đâu là giá trị nhân văn của Minh Triết Việt.
Táo Quân của Trung Quốc thiên về mê tín hơn là tính Minh Triết. Đó có lẽ là do thất truyền trong qua trình tiếp biến văn hoá Việt Tộc. Hình tượng Cá Chép không thể thiếu trong cặp quẻ Ly-Khảm bị thay thế bởi to-tem Ngựa của Hán tộc (Mongoloid). Bộ ba ‘2 ông 1 bà’ bị thay thế bới danh xưng Đông Trù Tư Mệnh và cặp đôi Tô Cát Lợi và Vương Thị và hoàn toàn không có ý nghĩa về Lý học (Theorism)… Lý do là vì lối sống du mục của tổ tiên Hán tộc không có hình tượng căn bếp với ‘3 ông đầu rau’ mà bếp lò của nhà lều truyền thống phương Bắc là một dạng bếp đắp kín với ‘ông khói’ thông lên mái lều để hút khói. Trên mặt bếp khoét một lỗ tròn to để nấu nướng. Đó là khác nhau căn bản từ thực tế cuộc sống cho điến minh triết của thần Táo. Và với lối sống du mục, một năm dời nhà 2, 3 lần theo mùa và thời tiết cho phù hợp với đối tượng chính yếu là đàn gia súc, thì tín ngưỡng thần Táo coi sóc và báo cáo sự việc xảy ra trong cả năm đối với Hán tộc phương Bắc là vô nghĩa. Điều này chỉ đúng với không gian văn hoá Bách Việt (và Lạc Việt) nền văn minh và văn hiến 5000 năm ở đồng bằng Dương Tử đến Việt Nam, mà trong đó Lạc Việt vẫn còn lưu giữ. Đó là một di sản văn hoá quý báu mà cha ông ta để lại.
Tranh thờ Táo Vương (?) của Trung Quốc không thể tìm thấy những ý nghĩa mang giá trị Minh Triết hay Văn hiến.
Việc giải mã táo Quân với bộ quả Ly-Khảm của Thiên Sứ cũng một phần giải mã bản quyền Kinh Dịch và Phong Thuỷ Lạc Việt. Lễ tiễn Táo quân là sự tổng kết một năm ứng với ý nghĩa của quẻ thứ 64 trong dịch học, khởi đầu chuỗi ngày Tết của hệ thống Âm Dương lịch Việt tộc, ngày Chạp mộ, dựng cây Nêu, chuẩn bị hoa Mai hoa Đào…là sự khởi đầu của Tết. Cùng với những thiết chế văn hoá Lạc Việt đúc kết từ nền văn minh Lúa nước như Âm Dương lịch và 12 Con Giáp thuần nông. Thiên Can Địa Chi, Thiên Viên Địa Phương, Hồng Phạm Cửu Trù… và rất nhiều truyền thuyết dân gian… góp phần khẳng định bản quyền di sản Việt tộc đối với cả một hệ thống thiết chế, định chế, phong tục… hình thành nền Văn Hiến Việt mà đa phần lâu nay cử tưởng là của Trung Quốc hay Hán tộc phương Bắc North Mongoloid.
Bản chất lối sông du mục của phương Bắc không có một ngôi nhà hay một căn bếp cố định, một năm phải di dời lều trại và gia súc vài ba lần cho phù hợp thời tiết, đó là nguyên nhân cơ bản khẳng định tục cúng thờ ông Táo không hề có và không phải là một to-tem văn hoá nguyên khai, hay một sơ nguyên tượng, một thành tố trong tổng văn hoá của Hán tộc miền Bắc Trung Quốc.
Phong tục Chạp Mộ Thuần Việt
Cũng tương tự với tục cúng Ông Táo là tục Chạp Mộ thuần Việt, diễn ra vào các ngày cuối năm trùng hợp hay xê dịch một vài ngày với cúng ông Táo. Cũng vì có cùng một nguyên nhân quan trọng thường bị các nhà nghiên cứu bỏ qua, đó là yếu tố khí hậu – thời tiết ảnh hưởng đến lối sống, phong tục và thiết chế văn hoá.
Trong không gian khí hậu mà tất cả mặt đất mênh mông bị đóng băng, nhiệt độ trung bình vào các tháng cuối năm mùa Đông -10 đến -30 độ C, cộng với lối sống du mục thì việc chôn cất theo lối mồ yên mả đẹp đối với một gia đình thường dân không bao giờ xảy ra. Tháng Chạp người Việt cúng ông Táo và xây dựng một nét tâm linh nhân bản và theo truyền thuyết về 3 vị thần coi sóc theo dõi những sự việc trong một gia đình xảy ra trong suốt một năm để về chầu trời báo cáo với Trời (Ngọc Hoàng Thượng Đế), là điều mà cha ông chúng ta nghĩ ra và đúc kết thành phong tục đậm chất Tâm linh để giao hoà với trời đất và răng dạy cho con cháu bằng một phong tục dung dị mộc mạc nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Khi cúng Ông Táo là lúc mà gia chủ tự vấn, gia đình tự nhớ lại những điều hay dở đã xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, xung quanh căn bếp, chuyện nội bộ… đó là nét văn hoá độc đáo mà dù có đi khắp bốn phương hãy xem có một dân tộc nào có một tập tục tương tự hay không?
Tảo Mộ theo lối tập tục phía bắc sông Dương Tử cũng không thể xảy ra vào tháng Chạp cuối năm Âm Lịch. Người Hoa tảo mộ theo tiết Thanh Minh vào Tháng 3 cũng có nguyên nhân trực tiếp về thời tiết. Đó là vì tháp Chạp là mùa Đông các vùng phía bắc sông Dương Tử như Hồ Bắc, An Huy, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc… tuyết đóng băng mặt đất trắng xoá và nhiệt độ độ Âm cho nên không thể tảo mộ vào tháng Chạp mà phải đợi cuối Xuân, vào tiết Thanh Minh thì mới đi tảo mộ được. Qua các đợt tiếp biến văn hoá xuống phương Nam, người Hoa kể cả cộng đồng Bách Việt (Hoa Nam) cũng ảnh hưởng văn hoá phương Bắc nên mang tục Thanh Minh sang ảnh hưởng ở Việt Nam. Vì vậy nếu gia đình bạn tảo mộ vào tiết Thanh Minh, thì đó là chỉ dấu của sự hoà huyết Hoa-Việt (chưa nói gì đến Hán-Việt).
Trong di sản văn hoá Tết của Việt tộc, chúng ta không chỉ có ăn Tết hay chơi Tết, mà hơn thế là sự thăng hoa và siêu nghiệm chạm đến những giá trị văn hoá Tâm linh: yêu mến đất trời, giao hoà vạn vật, tri ân công cụ lao động và vật nuôi, chia sẻ thành quả lao động, kính bái ông bà tổ tiên và những người khuất mặt. Dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, Tết đều mang lại niềm hân hoan của hạnh phúc, thăng hoa của tâm hồn.
Một vài sáng kiến của ai đó đòi đẹp bỏ Tết Việt, nhập vào ngày Happy New Year của Dương lịch, đó là một lối suy nghĩ rất thiển cận và rất nguy hiểm vì nó triệt tiêu di sản hàng nghìn năm của cha ông, triệt tiêu bản quyền di sản Việt tộc vì có lẽ họ cho rằng Tết là phát xuất từ Trung Quốc mà chưa hiểu rằng Tết là di sản quý báu nhất của nền văn minh Nông nghiệp, là tiêu biểu của Văn hiến Việt Nam.