Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến hành khách quốc tế thông qua cảng hàng không đạt 321 nghìn khách, tăng 176,2% so với cùng kỳ 2021.
Trong quý I, lượng khách và hàng hóa quốc tế qua sân bay Việt Nam đều tăng mạnh, lên đến 176% và 113%; các chuyến bay nối với Nhật Bản đông đúc nhất.
Khi Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế kể từ 15/3, Singapore là hãng hàng không khai thác với tần suất lớn nhất với 45 chuyến khứ hồi mỗi tuần, đạt 36% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến tháng 4 có thêm các đường bay giữa Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc với Đà Nẵng.
Số khách quốc tế qua các cảng hàng không Việt Nam đạt khoảng 321.000 trong quý 1, tăng 176% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản đông đúc nhất, các hãng đã chuyên chở 10.300 hành khách, chiếm 18% tổng số khách trên đường bay quốc tế.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, đến ngày 25/3 đã có 23 hãng hàng không khai thác 67 chặng bay giữa Việt Nam và 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
8 điểm đến chưa mở lại đường bay thường lệ với Việt Nam gồm: Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macao (Trung Quốc), Phần Lan, Italy, Thụy Sĩ.
Trong khi lượng khách quốc tế tăng, hành khách đi lại nội địa trong quý I giảm. Các hãng trong nước đang khai thác 60 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM với các địa phương. Tổng số hành khách qua các sân bay đạt 13 triệu, giảm 13% so với cùng kỳ.
Theo quy định của Bộ Y tế, người nhập cảnh theo đường hàng không cần kết quả xét nghiệm âm tính nCoV bằng phương pháp PCR trong 72 giờ; nếu là test nhanh trong 24 giờ (có chứng nhận) trước khi xuất cảnh.
Nếu chưa có xét nghiệm thì trong 24 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh, từ cửa khẩu về nơi lưu trú (khách sạn, nhà riêng...), hành khách cần hạn chế dừng, tiếp xúc với người khác. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, họ có thể tự do đi lại.
Trẻ em dưới 2 tuổi không bắt buộc xét nghiệm và đi theo bố mẹ, người thân.
Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, thị phần vận chuyển quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam trong quý I đối với hành khách và hàng hóa lần lượt đạt 44% và 13%.
So với 2019 (trước khi dịch Covid-19 xuất hiện), hiện còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay thường lệ đi, đến Việt Nam gồm Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Macao, Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ. Các hãng hàng không khai thác 67 đường bay đi, đến Việt Nam, chủ yếu là khai thác đi, đến 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2022 đã tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động vận tải hàng khách quốc tế được thông suốt và vận tải hàng khách nội địa được phục hồi, góp phần tăng sản lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa quốc tế trong quý I.
Phát biểu tại Diễn đàn: “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh; Chuyên đề I: “Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả” do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 11/03/2022, ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không cho biết, một trong những thách thức khi chúng ta khởi động lại thị trường đó là việc đảm bảo các kết nối, xúc tiến lại các thị trường sẽ phát sinh các chi phí. Chi phí về xúc tiến thương mại, tâm lý bất ổn ở Châu Âu, tâm lý lo ngại dịch bệnh của du khách,... cùng với đó, giá dầu leo thang trong khi cả đường không, đường bộ 30-40% chi phí liên quan đến xăng dầu là những trở ngại rất lớn.
"Trước đây, chính sách được Quốc hội thông qua đó là hỗ trợ Thuế môi trường nhưng trước tình hình thực tế có thể xem xét nâng lên 70-80% thậm chí 100% cho doanh nghiệp", ông Nề đề xuất.
Hàng không và du lịch là những ngành rất quan trọng, có mối quan hệ rất khăng khít, tác động, thúc đẩy lẫn nhau, đóng góp vào nền kinh tế nên rất cần có những chính sách hỗ trợ, như các gói tín dụng kích cầu để đảm bảo cơ sở hạ tầng, giúp doanh nghiệp đỡ khó khăn, giúp người lao động ổn định tâm lý làm việc. "Việc các địa phương, các ngành tham gia đào tạo nguồn nhân lực cũng là điều cấp thiết", ông Nề chia sẻ.
Điều cuối cùng ông Nề cho biết, đó là cần tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Thị trường mở cửa nhu cầu đi lại sẽ tăng nhanh, việc kết nối giao thông hàng không với đường bộ cần khẩn trương hơn, cơ sở hạ tầng cần ưu tiên đầu tư, thu hút các thành phần tham gia đầu tư từ: nhà ga hàng không quốc tế, nhà ga địa phương cũng cần chú trong để nâng chất lượng hạ tầng.
Có thể bạn quan tâm
15:18, 22/03/2022
17:00, 22/03/2022
04:00, 22/03/2022
10:54, 21/03/2022
05:00, 21/03/2022