Mô hình đồ ăn nhanh đang sụp đổ?

Diendandoanhnghiep.vn Hàng loạt cửa hàng nhận nhượng quyền đồ ăn nhanh của các thương hiệu lớn nhất như Burger Kinh hay McDonald’s đang thi nhau nộp đơn phá sản, đóng cửa hàng nghìn cửa hàng.

>>Từ McDonald’s đến Phở Thìn

Trong khi đó, họ từng là nguồn doanh thu rất lớn của những thương hiệu nổi tiếng như Burger King, McDonald’s, Popeyes hay Hardee.

Mới đây nhất, giữa tuần vừa rồi, Starboard Group, một doanh nghiệp có trụ sở ở Florida và là bên nhận nhượng quyền thương hiệu lớn của thương hiệu đồ ăn nhanh Wendy, đã nộp hồ sơ xin bảo lãnh nợ cho 73 cửa hàng.

Trong hồ sơ, Starboard viết rằng tổng tài sản và nợ ước tính của họ nằm trong khoảng từ 1 đến 10 tỷ USD. Andrew Levy, CEO của Starboard, cho rằng nguồn cơn của thảm họa này nằm ở lãnh đạo Wendy, những người đã bắt Starboard tu sửa cửa hàng trên diện rộng, chi tiêu các khoản vốn mà không có lợi nhuận tương đương hoặc lợi nhuận rất nhỏ. Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng bối cảnh hiện nay có rất nhiều yếu tố bất lợi cho ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Chẳng hạn thói quen khách hàng hậu COVID, chi phí kinh doanh tăng hoặc lãi suất cao hơn đáng kể. Điều này “khiến nhiều cửa hàng đồ ăn nhanh (QSR) trên toàn nước Mỹ lâm vào tình cảnh khó khăn”.

Hồi tuần trước, Premier Kings, một đơn vị điều hành đến 172 cửa hàng nhượng quyền của Burger King và mang lại doanh thu 223 triệu USD vào năm ngoái, cũng tuyên bố phá sản. Họ đổ lỗi cho “các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau”, bao gồm “tác động của dịch COVID-19 lên các nhà điều hành nhà hàng, lạm phát cao, lãi suất cho vay tăng và lực lượng lao động có trình độ ngày càng khan hiếm”.

Hoàn cảnh của Starboard và Premier Kings như một lời cảnh báo, khẳng định xu hướng khó khăn nói chung đang đe dọa hơn 100.000 chủ sở hữu cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ trong lĩnh vực thức ăn nhanh.

Bản thân các tập đoàn như Burger King có lẽ không ngạc nhiên về điều này. Hồi tháng 5, họ từng cảnh báo rằng sẽ có khoảng 400 cửa hàng bị đóng cửa trong năm nay. Tuy nhiên ngay cả trước đó, cũng đã có 2 chuỗi cửa hàng nhượng quyền cực lớn của Burger King sụp đổ. Thứ nhất là Toms King Holdings, đơn vị điều hành 90 cửa hàng Burger King tại 4 tiểu bang Virginia, Illinois, Ohio và Pennsylvania. Thứ hai là Meridian Restaurants với 116 cửa hàng trải rộng từ đông sang tây ở Mỹ và thậm chí cả Canada lẫn Mexico.

Ở những nơi khác, một đơn vị từng điều hành 145 cửa hàng Hardee, một đơn vị nhận nhượng quyền thương hiệu từng phát triển rất nhanh của Popeyes, và Rice Enterprises, đơn vị nhận nhượng quyền thương hiệu lâu năm ở Pittsburgh của McDonald’s cũng nộp đơn xin phá sản.

Tình hình đang rất khó khăn cho các nhà điều hành nhà hàng. Họ vốn dĩ nhận về tỷ suất lợi nhuận rất thấp, thế nhưng chi phí lại ngày một tăng. Sau đại dịch, lạm phát tăng, lương nhân công tăng, lãi suất cũng tăng. Trong khi đó, khách hàng luôn cần các nhà hàng phải cập nhật, phải kỹ thuật số trải nghiệm mua hàng. Nhiều nhà hàng đang bị vây khốn bởi khoản nợ lớn và phải yêu cầu liên bang hỗ trợ, ngay cả với những ông lớn trong ngành.

Chỉ vài ngày sau khi Premier Kings giương cờ trắng, Patrick Doyle, chủ tịch Restaurant Brands International (công ty mẹ của Burger King), đã lên tiếng về xu hướng này. Ông nhận định rằng toàn ngành đang phải cố gắng chịu đựng quá nhiều rủi ro cùng lúc, để rồi đại dịch trở thành “giọt nước tràn ly” khiến họ sụp đổ.

Những bên dễ bị tổn thương nhất đã gục ngã, giờ là lúc lo lắng cho làn sóng thứ hai. Bởi vì trong bối cảnh ngành công nghiệp đồ ăn nhanh gặp khó khăn và lượng khách hàng giảm, các ông lớn cho nhượng quyền phải tìm cách để bù đắp, đó là tăng phí nhượng quyền.

Cụ thể, McDonald’s thông báo bắt đầu từ năm 2024, họ sẽ tăng phí nhượng quyền từ 4 lên 5% doanh thu hằng năm. Wendy’s cũng có động thái tăng phí tương tự, giúp lợi nhuận vận hành trong quý trước của họ tăng 3,6%.

Các đơn vị cho nhượng quyền không hề e ngại khi làm điều này, bởi họ biết thứ mình đang sở hữu là gì. Sản phẩm của các ông lớn ngành thức ăn nhanh như McDonald’s hay KFC chẳng phải là cà phê, bánh mì, gà rán hay bánh burger, mà chính là mô hình kinh doanh. Hay nói cách khác, với tư cách là bên nhượng quyền thương hiệu, họ đang cung cấp một cơ hội làm ăn cho các bên nhận nhượng quyền. Từ bên nhận nhượng quyền tới bên nhượng quyền là một “khoảng cách” khá xa, nên việc các chuỗi nhận nhượng quyền sụp đổ vẫn chưa ảnh hưởng nghiêm trọng ngay lập tức đối với các chủ sở hữu cho nhượng quyền.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình đồ ăn nhanh đang sụp đổ? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714349378 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714349378 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10