Doanh nghiệp muốn mở rộng vay tín chấp (không có tài sản) mà lãi suất như vay thế chấp, như thế sẽ giúp doanh nghiệp có vốn xoay vòng.
Bà Đinh Thị Thủy, Tổng Giám đốc Cty TNHH Tư vấn đầu tư XNK Anh Thái:
Mặc dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ (theo Thông tư 03/2021/TT-NHNN) nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tuy nhiên, việc giảm lãi suất như chương trình này không đáng kể.
Hiện tại cộng đồng các doanh nghiệp rất cần vốn, nhưng rất khó tiếp cận tiền của ngân hàng, đi vay ở đâu cũng cần tài sản. Một số ngân hàng cho vay tín chấp thì doanh số toàn trên 20 tỷ nên doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không tiếp cận được nguồn tiền.
Vì vậy, chủ yếu doanh nghiệp muốn mở rộng vay tín chấp (không có tài sản) mà lãi suất như vay thế chấp, như thế sẽ giúp doanh nghiệp có vốn xoay vòng. Tất nhiên, để được vay, ngân hàng có thể đưa ra các điều kiện thẩm định.