Muốn nâng cao năng suất lao động phải nâng cao kỹ năng nghề

Bảo Loan 18/12/2022 12:54

Đào tạo và nâng cao kỹ năng “chìa khóa” then chốt nâng cao năng suất lao động.

Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, so với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, đến quý 2/2022 mới chỉ đạt 26,2%.

Làm thế nào để Việt Nam có thể thích ứng với những biến đổi liên tục? Đó là phải tăng cường đào tạo kỹ năng.

Làm thế nào để Việt Nam có thể thích ứng với những biến đổi liên tục? Đó là phải tăng cường đào tạo kỹ năng.

Đào tạo kỹ năng, “chìa khóa” then chốt nâng cao năng suất lao động

Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những điển hình thành công về tái cơ cấu nền kinh tế và thị trường lao động. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều việc phải làm. Vấn đề là phải tăng cường được mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với thu nhập thỏa đáng, an sinh bền vững. Làm thế nào để Việt Nam có thể thích ứng với những biến đổi liên tục? Đó là phải tăng cường đào tạo kỹ năng.

Theo bà Ingrid Christensen, một trong những thành công của Việt Nam đó là mô hình liên kết, đối thoại giữa cơ quan làm chính sách với hệ thống doanh nghiệp, nhà tuyển dụng.

Bà Ingrid Christensen nhấn mạnh các nhà tuyển dụng cần được huy động để tham gia vào quá trình đào tạo, tăng năng suất cũng như thu nhập của người lao động. Việc này phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam đến 2030.

“Năng suất lao động cũng phụ thuộc vào các thể chế và chính sách thị trường lao động, đặc biệt khi Việt Nam đang tiến đến một giai đoạn phát triển mới, nên những thể chế và chính sách này cũng phải thay đổi theo.

Trong bối cảnh đó, vai trò của Nhà nước là đảm bảo các thị trường vận hành thông suốt và có một môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động”, bà Ingrid Christensen nhấn mạnh.

Tiền lương quyết định chất lượng nguồn lao động

Trong khi đó, TS. Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá, thị trường lao động Việt Nam còn những hạn chế, chưa bắt kịp chuẩn mực nền kinh tế thị trường linh hoạt, bền vững, hiện đại, hội nhập và hiệu quả.

“Việc này thể hiện ở chỗ thị trường phát triển chưa đồng bộ, chính sách chưa hoàn thiện, chưa đủ mạnh để giải phóng triệt để mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm theo hướng bền vững. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 đã làm cho thị trường lao động bị đứt gãy do giãn cách xã hội, lao động trở về quê khiến quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ”, ông Lợi nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lợi, trong khi đó, quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường chưa phù hợp cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động chưa hiện đại. Do đó cần phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững, hiện đại, bảo đảm đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

“Một điểm cần chú ý là, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm. Khi thu nhập của người lao động được đảm bảo khi đó năng suất lao động sẽ được nâng lên”, ông Lợi nhấn mạnh quan điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Đội ngũ nhà giáo và người dạy nghề trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    20:41, 29/12/2022

  • Trường nghề giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

    20:27, 29/12/2022

  • Năng suất lao động tại Việt Nam cần được cải thiện đồng đều

    20:12, 29/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Muốn nâng cao năng suất lao động phải nâng cao kỹ năng nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO