Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/04/2021 05:03

Tổng thống Joe Biden vừa đề xuất chính sách thuế mới đánh vào 100 công ty công nghệ lớn nhất toàn cầu.

 Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (trái) và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đang vận động các quốc gia tăng thuế đối với doanh nghiệp đa quốc lên tối thiểu 21%. Ảnh: AFP

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (trái) và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đang vận động các quốc gia tăng thuế đối với doanh nghiệp đa quốc lên tối thiểu 21%. Ảnh: AFP

Đề xuất nói trên đã được gửi đến 130 quốc gia dưới sự giám sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) với hy vọng đạt được thỏa thuận cuối cùng vào tháng 6 này.

Sáng kiến vĩ đại

Người Mỹ muốn tất cả các doanh nghiệp có doanh thu toàn cầu hàng năm trên 20 tỷ USD phải trả một mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu ở bất cứ nơi nào mà họ cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đồng thời bít lỗ hổng - từ trước tới nay chỉ đánh thuế các công ty ở những quốc gia mà họ ghi nhận lợi nhuận của mình.

Một nguồn tin thân cận cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen đang nỗ lực vận động các quốc gia tăng thuế tối thiểu ở mức toàn cầu lên 21%, gấp đôi thuế tối thiểu mà Mỹ đang áp dụng với doanh nghiệp của họ.

Điều này có nghĩa, các đại doanh nghiệp có lợi nhuận khổng lồ như Facebook, Google, Tencent, Alibaba, Amazon,… sẽ phải chịu mức thuế cao hơn hiện tại.

Trước đề xuất của Mỹ, ông Rick Rule, Giám đốc Quỹ Sportt chuyên đầu tư vào kim loại quý và tài sản thực, lo ngại quyền tự do kinh doanh bị thu hẹp và tăng mức độ tập trung quyền lực Mỹ hơn là mang lại thịnh vượng chung.

Mũi tên nhiều đích

Ông J. Biden dự định bơm vào nền kinh tế tổng cộng 3.900 tỷ USD - một con số không tưởng. Nước Mỹ giàu có, nhưng câu hỏi: Tiền ở đâu? Nếu in thêm tiền, chưa chắc FED đã đồng ý, hơn nữa hệ lụy kéo theo là lạm phát, làm mất giá đồng USD và khủng hoảng tài chính sẽ khó tránh khỏi.

Theo ước tính sơ bộ, nã thuế vào 100 doanh nghiệp lớn nhất giúp Nhà trắng có thêm 2.000 tỷ USD. Có nghĩa rằng, giới nhà giàu Mỹ phải đóng góp thêm tiền để đầu tư vào đường sá, cầu cảng, hệ thống nước và nhiều mảng khác trong chương trình kinh tế của Tổng thống.

Vì sao Mỹ lôi kéo OECD vào việc này? Tổ chức này không có Trung Quốc, gồm 26 quốc gia ở châu Âu; Châu Á – Thái Bình Dương có 5 thành viên và đều là đồng minh của Mỹ.

Thêm nữa, top 10 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu tính theo doanh thu năm 2020 có một nửa đến từ Trung Quốc. Những doanh nghiệp có doanh thu 20 tỷ USD trở lên không nơi nào nhiều bằng Trung Quốc đại lục.

Tổng thống Mỹ muốn viết lại luật thuế toàn cầu cũng để một phần nhằm vào nguồn tài chính dồi dào từ các tập đoàn Trung Quốc đang làm ăn tại Châu Âu và Châu Mỹ.

Với đề xuất thuế nói trên, Washington tham vọng thiết lập hệ thống quyền lực mới để tiếp tục duy trì quyền lực thống trị kinh tế toàn cầu, tương tự như hệ thống Bretton Woods trong tài chính và Petrodollars trong giao dịch dầu mỏ.

Đây được xem là “đề xuất táo bạo”, chưa rõ ràng phản ứng của các bên, có điều những ông lớn công nghệ thế hệ mới - bây giờ không còn e sợ chính phủ Mỹ!

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

    17:03, 13/04/2021

  • Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    10:00, 13/04/2021

  • Xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam sẽ còn giữ mức cao trong thời gian tới

    11:04, 12/04/2021

  • Mỹ - Trung tiếp tục đối đầu trong lĩnh vực công nghệ

    05:00, 12/04/2021

  • Mỹ không thể “phi hạt nhân” Triều Tiên!

    06:03, 08/04/2021

  • Mỹ thận trọng trước sự phát triển của nhân dân tệ điện tử

    05:30, 08/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO