Mỹ phẩm L'Oréal Việt Nam bị “thống trị” bởi hàng giả

Nguyễn Việt 26/11/2019 14:27

Thị trường mỹ phẩm của L'Oréal tại Việt Nam gần như đang được thống trị bởi hàng xách tay và hàng giả đến hơn 60%.

Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh – Giám đốc đối ngoại và truyền thông  L'Oréal Việt Nam đưa ra số liệu dựa trên cả 2 kênh online và offline tại Diễn đàn “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp”, sáng 26/11.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Nguyễn Việt

Việc quảng cáo cho hàng giả thậm chí xuất hiện công khai trên các trang báo mạng tin cậy, gây nhầm lẩn và thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng. Nguồn mỹ phẩm nhập lậu hay còn gọi tên là xách tay và hàng giả nắm giữ thị trường đã và đang gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực như gây ra môi trường kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng đang bị lừa dối và chính phủ thất thu nguồn thuế lớn.

Phi công, tiếp viên tiếp tay cho hàng nhập lậu

Bà Trinh thường xuyên chứng kiến tiếp viên và phi công của các đường bay có nguồn hàng nhập lậu chủ lực như Úc, Hàn Quốc, Nhật bản, Pháp, Đức… khi nhận hành lý tại băng chuyền, họ mang ra mỗi người 3-4 thùng hàng trong khi quy định hành lý của Việt Nam Airlines chỉ khoảng 23kg. 

“Cũng mong Cục chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan không phản hồi với kiến nghị này bằng việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bằng chứng. Yêu cầu này với chúng tôi là bất khả thi vì hoạt động này diễn ra trên sân nhà của Cục nên doanh nghiệp không thể đi vào tìm bằng chứng được”, bà Trinh bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ phẩm giả thương hiệu L’Oreal được phát hiện với số lượng khổng lồ

    Mỹ phẩm giả thương hiệu L’Oreal được phát hiện với số lượng khổng lồ

    13:58, 28/08/2019

  • Hàng xách tay - “mầm mống” của vấn nạn mỹ phẩm giả

    Hàng xách tay - “mầm mống” của vấn nạn mỹ phẩm giả

    22:01, 25/03/2018

  • Tràn lan mỹ phẩm giả: Doanh nghiệp cũng có lỗi?

    Tràn lan mỹ phẩm giả: Doanh nghiệp cũng có lỗi?

    18:37, 25/03/2018

  • Vấn nạn Mỹ phẩm giả, “lỗ hổng” từ khâu hậu kiểm

    Vấn nạn Mỹ phẩm giả, “lỗ hổng” từ khâu hậu kiểm

    16:56, 23/03/2018

Phòng Cảnh sát kinh tế đã từng thực hiện việc kiểm tra các kho hàng xung quanh sân bay và bắt giữ lượng lớn hàng xách tay nhập lậu, tuy nhiên việc này cần ngăn chặn ngay cửa ngõ vào thị trường Việt Nam một cách quyết liệt và hiệu quả hơn từ chính lực lượng của Cục chống buôn lậu, đặc biệt là tại hai sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Vẫn theo bà Trinh, tại các kho hàng cạnh sân bay cũng có thể nhìn thấy việc nhận hàng mỹ phẩm nhộn nhịp, không phải thông qua bất kỳ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như các doanh nghiệp chính hãng đang phải trải qua, chẳng hạn như phải có công bố mỹ phẩm, chứng nhận CFS (tự do mậu dịch). “Hàng mỹ phẩm thông qua đường hàng không hiện tại chính là nguồn hàng nhập lậu phổ biến và cần phải có biện pháp thực hiện quyết liệt và triệt để của Cục chống buôn lậu”, bà Trinh nói.

Hiệp Hội Chống hàng giả và bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) ủng hộ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) trong việc đưa ra các quy định đảm bảo sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm đúng chất lượng đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên với quy định phải có Chứng chỉ CFS đã tồn tại nhiều năm qua, VACIP cho rằng đây không phải là giải pháp cho mục tiêu đảm bảo hàng mỹ phẩm chất lượng đến thị trường bởi chứng chỉ này không liên quan đến chất lượng hàng hóa.

Trong khi đó với thời gian chờ cấp CFS lên đến 6 tháng tại các quốc gia, thị trường mỹ phẩm bị bỏ ngõ, thúc đẩy cho lực lượng buôn lậu và sản xuất hàng giả nhanh chóng phủ kín thị trường để đáp nhu cầu người tiêu dùng khi những sản phẩm này đã được tung ra khắp thế giới nhưng chưa có ở Việt Nam. “Đây chính là cái gốc của vấn đề hàng giả và hàng xách tay nhập lậu. Do đó chúng tôi xin kiến nghị hủy bỏ quy định phải có CFS với mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm từ Bộ Y tế”, bà Trinh cho biết.

Cửa hàng online là nơi phân phối hàng nhập lậu

Với tốc độ tăng trưởng 38% tạo ra doanh thu ước tính 12 tỷ USD năm 2019, việc ổn định thị trường mỹ phẩm online với các quy định pháp luật và hướng dẫn thi hành rõ ràng sẽ giúp tạo ra nền kinh tế mạng khỏe mạnh cho ngành này.

Tuy nhiên, hiện tại bà Trinh nhận thấy công tác phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thị trường địa phương gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiểm tra các cửa hàng online do không có các quy định rõ ràng và không có biện pháp chế tài ngăn chặn, mặc dù các cửa hàng online hiện đang trở thành nơi phân phối chính thức cho nguồn hàng nhập lập và hàng giả của quốc gia.

Bà Trinh nêu ví dụ, nếu muốn kinh doanh mỹ phẩm, không cần xin giấy phép kinh doanh, cũng chẳng cần phải thuê mướn măt bằng bởi có thể bán trên các sàn giao dịch mà không hề tốn chi phí, đồng thời cũng thoát được việc kiểm tra của các cơ quan quản lý thị trường về quy định nhãn phụ và Cục quản lý dược về hậu kiểm chất lượng sản phẩm.

Người bán cũng không cần phải chứng minh với các sàn giao dịch sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng qua hồ sơ công bố mỹ phẩm, bởi sàn giao dịch thương mại điện tử không cần biết, và quan trọng hơn là sàn giao dịch thương mại điện tử được ẩn danh người bán nên người kinh doanh có thu nhập khủng nhưng được “miễn thuế” và miễn trừ trách nhiệm với người tiêu dùng vì không biết tìm người bán ở đâu.

Như vậy có thể thấy, nền kinh tế mạng đang được ưu ái tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh cho các bên đang tham gia kinh doanh trên thị trường Việt nam, gây thất thu thuế và không bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Từ đó, bà Trinh kiến nghị Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Cục Quản lý cạnh tranh sớm đưa ra các quy định liên quan đến việc bảo vệ thương quyền, kinh doanh hàng giả trên mạng, các quy định về trách nhiệm cụ thể của sàn giao dịch thương mại điện tử khi đối tác kinh doanh trên sàn của họ, phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và nộp thuế cho chính phủ từ những người tham gia kinh doanh mỹ phẩm và phải tuân thủ theo các quy định kinh doanh hàng mỹ phẩm như có công bố mỹ phẩm từ Bộ y tế khi tham gia giao dịch kinh doanh măt hàng này trên mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ phẩm L'Oréal Việt Nam bị “thống trị” bởi hàng giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO