Năm 2018 - Một góc nhìn (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Cũng như mọi năm, tôi ngồi tổng kết lại những sự kiện này bằng một niềm hân hoan để nhìn về phía trước, dẫu có những chuyện không phải để hân hoan!

Thế là ba trăm sáu mươi lăm ngày của năm 2018 sắp sửa trôi qua, giờ là lúc có thể nhìn lại một chặng đường không phải dài lắm - nhưng đủ để tạo ra những dấu ấn hay điều gì đó phải lãng quên.

Cũng như mọi năm, tôi ngồi tổng kết lại những sự kiện này bằng một niềm hân hoan nhìn về phía trước, dẫu có những chuyện không phải để vui. Cái tốt chưa hẳn đã hay mà cái xấu chưa chắc chỉ là có hại. Đúng không, thưa quý vị?

Thân gửi đến quý đọc giả đôi lời, như thế! Và đó cũng lý do tại sao tựa đề bài báo có tên “Một góc nhìn”.

Xin được mở đầu bằng một vài vấn đề xã hội nổi cộm.

Bóng đá! Dĩ nhiên rồi, một năm thành công rực rỡ của ngành thể thao nói chung, bóng đá mang đến cho 92 triệu người dân Việt Nam bầu không khí lễ hội trên khắp mọi miền đất nước.

Ngôi Á quân tại U23 Châu Á tại Thường Châu - Trung Quốc, được làm nên bởi những chiến thắng không tưởng. Giữa mùa đông Giang Tô lạnh giá, trái bóng tròn và những con người Việt Nam trẻ đã cho thấy nghị lực phi thường, sự khát khao cống hiến.

Cho đến cái nắng nực ở Indonesia, bóng đá Việt Nam thêm một lần làm nên kỳ tích tại đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18, bằng những con người đó, bằng quyết tâm đó mà đối thủ mỗi lúc một mạnh hơn. Tiệm cận với tấm Huy chương đầu tiên đã là một thành công vượt ngưỡng.

Bóng đá mang đến nhiều điều đặc biệt

Bóng đá mang đến nhiều điều đặc biệt

Sự chờ đợi ở bóng đá lan tỏa đi khắp nơi, được tổng kết thành những bài học quý giá. Cũng bằng tinh thần ấy, Việt Nam một lần nữa vô địch AFF Cup sau đúng 10 năm đợi chờ.

Vâng! Bóng đá, nhưng với người Việt đó không chỉ là bóng đá, mà là món ăn tinh thần bổ dưỡng, để lại giá trị lý luận chân thực, rằng: có nỗ lực, có quyết tâm, có khát khao… thành công nhất định đến.

Bóng đá cho chúng ta nhận ra rằng: Người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đoàn kết đến nhường nào, từ đó hoạch định ra một trời ước ao về một Việt Nam hùng cường được dựng xây bởi những con người tài năng, một xã hội gắn kết và một chiến lược vĩ mô chính chắn.

Nếu bóng đá có công khơi dậy tinh thần của một đất nước thì giáo dục có quá nhiều chuyện đáng quên.

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT 2018 trên toàn quốc đạt 97,57%, trong đó giáo dục THPT đạt 98,36%. Tất nhiên, ai cũng dễ thấy “thành công tốt đẹp” nếu chỉ nhìn vào những con số.

Bê bối điểm thi ở Hà Giang là vết đen của ngành giáo dục

Bê bối điểm thi ở Hà Giang là vết đen của ngành giáo dục

Minh chứng là điểm số của nhiều thí sinh hai tỉnh miền núi Hà Giang và Sơn La rất cao, cao bất thường. Khi báo chí chỉ ra sự bất thường này thì Bộ GD-ĐT cử Tổ Công tác lên Hà Giang phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh này vào cuộc làm rõ.

98 bài thi ở Hà Giang bị can thiệp về điểm số làm sai lệch so với kết quả thực, dung sai điểm thi bị sửa lên tới 8,75. Tổ Công tác cũng xác định được 1 "thủ phạm" và hiện đang làm rõ mục đích, động cơ của người này.

Và, thật sự, kết quả đã rõ ràng, sự can thiệp thô bạo vào kết quả, đẩy kỳ thi quốc gia năm 2018 lâm vào vết đen chưa biết khi nào mới gột sạch. Vì ai? Do đâu? Ai chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất? Sau Hà Giang, Sơn La, liệu còn nơi nào khác? Đó là những câu hỏi được đặt ra.

Và rằng, giáo dục vẫn là một trong những lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất, từ những thứ nhỏ nhất như bát mỳ lỏng bỏng của trẻ mầm non bị…ăn bớt, những con đường đến trường trong ngày khai giảng còn quá chông chênh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cho đến những hiểm nguy rình rập với giáo viên, học sinh mà đỉnh cao là 231 cái tát, Hiệu trưởng lạm dụng tình dục nam sinh suốt thời gian dài, trường sập, tại nạn thương tâm, hàng loạt giáo viên bị sa thải và cuối cùng người ta nhận ra rằng có người bỏ cả trăm triệu đồng để được sống với nghề yêu thích! Nghề gõ đầu trẻ.

Rất nhiều những lá phiếu “tín nhiệm thấp” tại nghị trường Quốc hội dành cho Bộ trưởng Giáo dục: “Tôi coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là động lực để bản thân tôi và toàn ngành cố gắng hơn nữa...”. Bộ trưởng đã thật sự cầu thị!

Cùng nằm trong bối cảnh tác động giống như gáo dục. Bùi Hiền - có lẽ là cái tên “hot” nhất trên báo chí cũng như mạng xã hội mấy tháng liền, chưa bao giờ thấy làn sóng chỉ trích ồ ạt như vậy nhằm vào một cá nhân đơn lẻ chỉ vì công trình “Cải cách tiếng Việt” - mà theo tác giả là "đầy tâm huyết và cần thiết".

Vâng! Quý vị nghĩ như thế nào nếu 92 triệu dân sẽ học lại cách đánh vần, cách phát âm, hàng tá văn bản, hàng triệu tài liệu bằng tiếng Việt từ cổ chí kim sẽ đến lúc cần phiên dịch qua “ngôn ngữ Bùi Hiền” để hiểu?

Không ai đồng ý một đề xuất có sức mạnh… làm đảo điên mọi thứ. Cuối cùng cơ quan hữu quan đã nói không với cải cách này. PGS Hiền có lẽ chỉ còn lấy nghiên cứu ngôn ngữ làm thú vui cá nhân!

Sự việc này suy cho cùng chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng không thể không có đôi điều ngẫm nghĩ. Cái mới - cái đơn nhất, dù chưa biết ra sao, nhưng hãy nhìn nhận nó dưới lăng kính khoa học. Còn để cái đơn nhất thành cái phổ biến - chỉ một mình ai đó dù có sức mạnh đến đâu cũng không thể!

Dường như có một mối dây liên hoàn nào đó giữa các vấn đề giáo dục và văn hóa. Văn hóa quan trọng hay không? Vâng, đó là mỏ neo để phát triển bền vững - một xu thế không chỉ riêng ai.

Đầu năm nay, một sự việc dù không lớn nhưng lại cho thấy sự ẩm ương của ngành văn hóa. Chuyện cấp phép ca khúc được sáng tác trước năm 1975. “Có những tác phẩm đã đi vào đời sống tinh thần, khi được phổ cập đến công chúng, nghiễm nhiên trở thành tài sản tinh thần của cả nước thì không cần cấp phép”- đó là lời của một lãnh đạo ngành văn hóa.

Không biết từ đâu người ta bỗng dưng nảy ra ý định “cấp phép” và “không cấp phép” cho các bản nhạc, kể cả những tác phẩm bất hủ “Tiến quân ca”, “Nối vòng tay lớn”…(!?)

“Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, không xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chốt lại.

Những ca khúc cần cấp phép?

Những ca khúc cần cấp phép?

Và cuối cùng, dư luận chỉ ra rằng việc cấp phép hay không cấp phép chẳng có ý nghĩa gì khi những ca khúc đã đi vào lòng người. Sự việc này cho thấy người ta vẫn có cái nhìn máy móc với văn hóa, nghệ thuật.

Điều mà Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện từng phân trần giữa nghị trường Quốc hội năm nay: “Vấn đề đạo đức lối sống có cái gốc là ở kinh tế”, vì vậy, “Nếu chúng ta để lĩnh vực kinh tế sang một bên có lẽ không giải quyết được”.

Như thế mới biết văn hóa chưa bao giờ đứng ngoài cuộc phát triển - mà đáng ra phải xem đó là trung tâm nếu muốn hướng đến sự vững bền có gốc rễ. Có lẽ người ta đã nhận ra điều này khi quyết định “thay ngựa giữa dòng” ở Cục nghệ thuật biểu diễn sau sự việc không đáng có này.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Năm 2018 - Một góc nhìn (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713621565 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713621565 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10