Trong những năm gần đây, Khoa học Công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, cải thiện PCI, Cải cách TTHC của tỉnh Nam Định.
>>>Nam Định: Tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư
>>>Nam Định: Doanh nghiệp sôi nổi sản xuất với kỳ vọng mới
Chiến lược...
Trong những năm gần đây, Khoa học Công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Hiệu quả quản lý nhà nước từng bước được nâng lên. Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)...
Tuy nhiên, hoạt động KH&CN nhìn chung còn trầm lắng. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động KH&CN còn thấp. Hoạt động đổi mới sáng tạo tại tỉnh Nam Định vẫn còn hạn chế do đó chưa thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Theo lãnh đạo Sở KHCN: Để tiếp tục xây dựng, phát triển, nâng cao năng lực khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) đạt trình độ khá, tạo nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sở KH&CN đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ KH&CN) thực hiện Đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng định hướng Chiến lược phát triển KHCN và ĐMST tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển KHCN và ĐMST của tỉnh trong thời gian tới.
Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định: Thời gian qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN được các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh với nhiều chương trình, cụ thể là xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2012-2015, kéo dài đến 2018”; Chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nam Định” các giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 cùng với nhiều đề tài, dự án KH&CN trong các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên môi trường, y dược, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật dân dụng…
>>>Nông nghiệp Nam Định thời công nghệ số
Trong đó nhiều nghiên cứu, dự án ứng dụng được triển khai có hiệu quả với kết quả nổi bật như: sản xuất một số giống lúa thơm, lúa thuần, lúa lai chất lượng cao, giá thành giảm (Thiên Trường 900, ĐH11; TBR 225, TBR279, KOJI, CS6-NĐ, Hương Cốm 4…). Tiếp nhận và xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và phương pháp khí canh.
Dự kiến sẽ xây dựng được một hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh từ nguồn củ giống gốc sản xuất theo công nghệ khí canh quy mô công nghiệp cung cấp 50% giống khoai tây sạch bệnh trên địa bàn tỉnh
Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng hữu cơ, sử dụng công nghệ sinh học thay thế thuốc kháng sinh và hóa chất… đã góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Được biết, thời gian qua ngành KH&CN đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho tỉnh ban hành văn bản và chỉ đạo thúc đẩy hoạt động về KHCN. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng và hội nhập; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; lấy doanh nghiệp là trung tâm, triển khai hỗ trợ có hiệu quả việc phát triển các sản phẩm địa phương; từng bước hình thành thị trường công nghệ, thúc đẩy ĐMST và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Tăng cường cơ sở lý luận - thực tiễn trong phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn…
Giải pháp mạnh
Theo lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Nam Định: Trong giai đoạn 2016-2020 ngành KH&CN đã tổ chức quản lý và triển khai thực hiện trên 94 nhiệm vụ KH&CN với tổng kinh phí trên 78,3 tỷ đồng. Các nhiệm vụ KH&CN này đã hướng vào việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của KHCN và ĐMST đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5%/năm, năm 2022 tăng trưởng 9,07%, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, đưa Nam Định trở thành một trong những tỉnh có mức tăng trưởng cao của cả nước. Ở khía cạnh khác, các chỉ số về phát triển KHCN và ĐMST của tỉnh liên tục có sự gia tăng: chỉ số CPI tăng 32 bậc từ vị trí 56 năm 2012 lên 24 năm 2021 với tổng số 64,99 điểm; năng suất lao động năm sau cao hơn năm trước, đạt 86,4 triệu đồng/lao động năm 2022, tăng 7,2% so với năm 2021…
Để nâng cao năng lực KHCN và ĐMST của tỉnh, từ kết quả khảo sát, phân tích dữ liệu đề tài đưa ra các đề xuất giải pháp cần thực hiện đồng bộ về tổ chức, cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính, hợp tác, cơ chế chính sách KHCN và ĐMST. Theo đó tỉnh định hướng chiến lược phát triển một cách dài hạn, tập trung xây dựng năng lực đổi mới mang tính tích lũy.
Xác định lại đối tượng, phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các sở, ban, ngành liên quan đến quản lý Nhà nước về KHCN và ĐMST trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở KH&CN với chức năng quản lý Nhà nước về KHCN và ĐMST tập trung xây dựng cơ chế, chính sách kiến tạo môi trường thuận lợi cho các liên kết giữa viện nghiên cứu, trường và doanh nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy khu vực doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới.
Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng Trung tâm đổi mới, sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vào thời điểm phù hợp (bao gồm cả vườn ươm công nghệ); xúc tiến mạnh phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp KHCN và triển khai các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển KHCN và ĐMST.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách khả thi có tính đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; nghiên cứu xem xét hoạt động trở lại Quỹ phát triển KH và CN của tỉnh nhằm đẩy mạnh việc hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ một cách có hiệu quả.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định: Hàng năm tỉnh Nam Định hỗ trợ 3-5 doanh nghiệp tham gia các hội chợ kết nối cung cầu công nghệ, 3-5 doanh nghiệp tham dự các giải thưởng về KHCN có uy tín như: Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Giải thưởng Chất lượng quốc gia...
Trước đó, Nam Định cũng đã hình thành Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị và hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện, đã có hơn 300 doanh nghiệp với trên 1.300 sản phẩm thiết bị công nghệ được đăng ký kinh doanh trên Sàn trực tuyến. Có 45 sản phẩm thiết bị công nghệ của 15 doanh nghiệp đăng ký trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ trực tiếp tại khu trưng bày của Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị. Đây được xem là bước đi quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong phát triển thị trường KHCN, tạo nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, đánh giá khoa học, định giá công nghệ...
Thời gian tới tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thống kê KHCN và hoạt động đổi mới trên địa bàn tỉnh để cung cấp số liệu về một số chỉ số: TFP (năng suất nhân tố tổng hợp), nhân lực KH và CN, đổi mới công nghệ, hoạt động KHCN và ĐMST trong doanh nghiệp… phục vụ công tác định hướng, kế hoạch quy hoạch và quản lý Nhà nước về KHCN và ĐMST.
Nếu thực hiện tốt các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực KHCN và ĐMST sẽ đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và phát triển bền vững của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm