Nam Long xoay xở tìm vốn

Hà Phương 30/04/2019 11:03

CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) là một trong số ít doanh nghiệp BĐS ghi nhận lợi nhuận cao trong 2018. Tuy nhiên, tín dụng BĐS bị siết sẽ là thách thức lớn với doanh nghiệp này.

Để gỡ khó về vốn, năm 2018, Nam Long đã phát hành trái phiếu trị giá 600 tỷ đồng cho các dự án, với lãi suất cố định 6,5%/năm và kỳ hạn 7 năm.

p/Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Nam Long

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Nam Long

Tham vọng tăng trưởng cao

Kết thúc 2018, Nam Long ghi nhận tổng doanh thu là 3.553 tỷ, tăng 12%, theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 760 tỷ, tăng 42% so với năm 2017.

Năm 2019, Nam Long đặt kế hoạch doanh thu thuần 3.485 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.002 tỷ đồng, lợi nhuận ròng Cty mẹ là 956 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm 2018. Khi doanh nghiệp phát triển ở quy mô lớn hơn trước rất nhiều thì duy trì được mức tăng trưởng gần 30%/năm thực sự là một thách thức đối với Nam Long.

Có thể bạn quan tâm

  • Hai đối tác Nhật mua 50% vốn cổ phần của Nam Long để phát triển dự án Fuji Residence

    Hai đối tác Nhật mua 50% vốn cổ phần của Nam Long để phát triển dự án Fuji Residence

    20:28, 17/04/2016

  • Nam Long nhận giải “Thương hiệu mạnh” năm 2016

    Nam Long nhận giải “Thương hiệu mạnh” năm 2016

    16:43, 11/04/2016

  • Nam Long đoạt giải “Doanh nghiệp có thành tích trong sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam”

    Nam Long đoạt giải “Doanh nghiệp có thành tích trong sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam”

    14:26, 18/03/2016

  • Nam Long công bố “Chiến lược phát triển ba dòng sản phẩm”

    Nam Long công bố “Chiến lược phát triển ba dòng sản phẩm”

    20:41, 28/11/2015

Những thông tin đầu mùa ĐHCĐ cho thấy, các doanh nghiệp BĐS niêm yết đều đặt kế hoạch lợi nhuận thấp hơn hoặc chỉ tương đương năm 2018, phản ánh sự thận trọng của các doanh nghiệp BĐS trước những khó khăn chưa được giải tỏa trong môi trường kinh doanh tại TP.HCM .

Đáng chú ý hơn, doanh nghiệp này đang chuẩn bị công bố chiến lược phát triển khu đô thị và mở rộng thị trường, mà tâm điểm là công bố thêm quỹ đất mới để khẳng định lợi thế cạnh tranh của mình về phát triển BĐS không chỉ ở dự án có quy mô nhỏ và vừa, mà là những dự án có quy mô khu đô thị lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm hecta.

Trong giai đoạn 2008-2012, khi thị trường nhà ở, căn hộ gần như bị bỏ quên, Nam Long đã nổi lên nhờ khả năng phá băng thị trường bằng các dòng sản phẩm “nhà ở vừa túi tiền”.

4.454 tỷ đồng là tổng số nợ phải trả của CTCP Đầu tư Nam Long tính đến 31/3/2019, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong điều kiện hiện nay khi thị trường BĐS có dấu hiệu chậm lại, các nhà đầu tư lại tiếp tục chờ đợi liệu Nam Long có tiếp tục phá băng, vượt qua điểm tắc nghẽn hiện nay của thị trường BĐS hay không.

Trong năm nay, bên cạnh việc tiếp tục triển khai hơn 400 ha quỹ đất sạch sẵn có, Nam Long sẽ đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh ra các thị trường mới. Đơn cử đầu năm 2019, Nam Long công bố mua lại 70% vốn của Cty thuộc Keppel Corporation Limited (Singapore). Giá trị của thương vụ hơn 2.300 tỷ đồng, thông qua đó Nam Long sẽ triển khai đầu tư 170 ha đất của dự án Dong Nai Waterfront City. Nam Long cũng đã có những động thái mua lại đất tại khu đảo Đại Phước và một số tỉnh trọng điểm phía Bắc.

Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý, nguồn vốn đầu tư 2 dự án này khá lớn, làm cho bức tranh tài chính tích cực của Nam Long sẽ thay đổi, khiến nợ vay sẽ cao hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp này.

Hàng tồn kho cao và tín dụng bị siết

Tại thời điểm 31/03/2019, giá trị hàng tồn kho của Nam Long đạt 4.893 tỷ đồng, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị tồn kho chủ yếu đến từ BĐS dở dang và một phần từ dịch vụ tổng thầu và nguyên liệu, vật liệu. Điều này gây áp lực lên dòng tiền của Nam Long.

Nam Long có tổng số nợ phải trả tại thời điểm 31/3/2019 là 4.454 tỷ đồng, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó gần 63% là nợ ngắn hạn (2.787 tỷ đồng.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối quý 1 đạt 5.768 tỷ đồng. Theo đó, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức hơn 77%. Dù tỷ lệ này không quá cao, nhưng lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh của Nam Long âm hơn 623 tỷ đồng, tăng hơn 163% so với cùng kỳ. Hơn nữa trong kỳ, doanh nghiệp này phải trả hơn 216 tỷ đồng nợ gốc vay. Do vậy, áp lực trả nợ đối với Nam Long khá lớn.

Việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro trong cho vay kinh doanh BĐS đã và đang tác động tiêu cực đến nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp BĐS trong năm 2019.

Để gỡ khó về vốn, Nam Long đã từng tìm giải pháp phát hành trái phiếu và cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường đang điều chỉnh mạnh như hiện nay, thanh khoản thấp, thì việc phát hành cổ phiếu sẽ là thách thức lớn và làm pha loãng cổ phiếu của Nam Long.

Ngoài ra, Nam Long cũng đẩy mạnh hợp tác với đối tác nước ngoài để đối phó với việc ngân hàng siết tín dụng. “Khi sử dụng vốn của đối tác Nhật (Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad), Nam Long chỉ cần thu 50% của khách hàng trong quá trình xây dựng, giúp áp lực thanh toán của người mua nhà giảm đi”, ông Nguyễn Minh Quang - Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh và Marketing Nam Long cho biết.

Huy động vốn qua kênh trái phiếu 

Trong điều kiện tín dụng BĐS đang ngày càng bị siết chặt, các doanh nghiệp BĐS đã và đang chuyển sang phương thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đang có xu hướng điều chỉnh mạnh, thanh khoản thấp, thì việc phát hành cổ phiếu sẽ không dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc phát hành trái phiếu sẽ thuận lợi hơn nhiều đối với các doanh nghiệp BĐS. Nhiều doanh nghiệp BĐS đã phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp như Novaland, TTC Land, TNR, Vinhomes...

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là một phương thức huy động vốn đối với doanh nghiệp hội đủ điều kiện và có phương án đầu tư, kinh doanh khả thi, góp phần làm đa dạng hóa các nguồn vốn và giảm bớt dần sự lệ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp BĐS phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và nhà đầu tư trái phiếu.

Theo các chuyên gia, muốn phát hành trái phiếu thành công, các doanh nghiệp niêm yết cần một số điều kiện, như chuyển đổi sang cổ phiếu (trái phiếu chuyển đổi), hoặc hoán đổi cổ phần một công ty thứ ba (trái phiếu hoán đổi), lãi suất thỏa thuận phải cao hơn so với ngân hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nam Long xoay xở tìm vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO