Từ loại gia súc, mèo từng bước trở thành con vật có ích trong gia đình từ “công trạng” bắt chuột bảo vệ tài sản đến trở thành thú cưng để chăm bẵm.
>>[CẢM XÚC XUÂN] "Đừng bắt chước tôi nhé!"
Mèo Việt Nam so với các nước khác tuy vẫn không so sánh được về giá trị lẫn tín ngưỡng, song với nhiều “công trạng” hữu dụng nên vẫn được lựa chọn nuôi, chăm ở nhiều gia đình.
Cường quyền trong văn hóa?
Ở góc độ văn học nghệ thuật Việt Nam, nhất là mảng dân gian, mèo thường đóng vai trò nhân vật phản diện, hình ảnh con mèo lại thường được sử dụng để tượng trưng cho cường quyền, kết hợp bạo lực và mưu lược, để áp chế. Hiển nhiên, nạn nhân của thế lực cường quyền này chính là chuột và không có phương cách thoát ly, chịu thiệt.
Hay từ khảo sát kho tàng tục ngữ, thành ngữ người Việt Nam, loài mèo bị mất điểm trong quan niệm dân gian. Số câu thành ngữ, tục ngữ có sự xuất hiện của mèo mang nghĩa tích cực không nhiều, phần lớn chỉ để phê phán.
Tiếp đến, từ khi các dòng tranh dân gian ra đời thì hình ảnh con mèo mới có dịp đi vào văn hóa nghệ thuật. Và tại bức tranh đám cưới chuột của Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng đã xuất hiện hình ảnh một đám rước long trọng của chuột đag phải mua đường bằng cách hối lộ, đút lót cho Mèo già con cá để được yên thân. Và chú thích của bức tranh cho ghi chú rằng “Giữ thân”, là phương án được những người sức yếu thế cô lực chọn trước những thế lực cường quyền.
Với cuộc sống thực tế, hình tượng mèo phần lớn gắn với những gì đáng phê phán của bản tính con người. Chẳng hạn như, khi ai đó tự đắc về tài cán của mình, quá tự tin vào khá năng chắc thắng của mình, hay từ “Mèo khen mèo dài đuôi” thường hay được dùng để ám chỉ những người sống không đúng với vị thế, tư cách của mình nhưng hay ba hoa.
Quan niệm về vận xui xẻo
Người xưa hay có quan niệm rằng “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” để chỉ việc nên lựa chọn vật nuôi trong nhà. Nôm na có thể hiểu rằng đối với những con mèo tùy tiện xuất hiện vào nhà và ở lại được xem như một điều không may, gây bất trắc. Cũng là để xem xét hạn chế nuôi mèo bởi những ác cảm.
Về giai thoại loài mèo, cũng đã xuất hiện nhiều câu chuyện gây xôn xao, ác cảm vì những sự việc liên quan. Điển hình từ câu chuyện xa xưa như mèo nhảy qua người đã mất sẽ bật dậy biến thành quỷ nhập tràng, tiếng kêu đồng âm với từ nghèo,... đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác trong văn hóa thường ngày. Từ đó dẫn đến một bộ phận người Việt Nam xem việc nuôi mèo trong gia đình là xui xẻo.
Tuy nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến đã chứng minh các câu chuyện xui xẻo từ mèo là mê tín dị đoan. Từ đó, mèo đã dần trở thành vật nuôi thân thiết, các câu chuyện lưu truyền ác cảm cũng dần biết mất và xuất hiện hình tượng mèo thần tài.
Mèo thần tài được xem là vật phẩm phong thuỷ được người dân buôn bán, làm ăn rất ưa chuộng đặt trong cửa hàng, công ty. Nguồn gốc xuất tại Nhật Bản, song hiện nay người Việt Nam sử dụng mèo thần tài khá nhiều. Mèo thần tài giơ tay phải được xem là mèo cái tượng trưng cho phúc khí. giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc, may mắn. Bên cạnh đó, phúc khí của Mèo Thần Tài giơ tay phải còn giúp các thành viên gia đình hoà thuận, kết nối, yêu thương nhau hơn, tình cảm các cặp vợ chồng thêm khăng khít, mặn nồng.
Từ gia súc đến thú cưng
Tính theo 12 con giáp, loài Mèo là một trong bảy loài vật thường được con người nuôi và gần gũi với con người nhất (trâu, mèo, ngựa, dê, gà, chó, lợn). Với bản tính được thuần hóa, hay gần gũi nên tình cảm của con người.
Mèo Việt Nam, xét về mặt giá trị không thể bằng được với các giống mèo Tây, hoặc nếu về tín ngưỡng, cũng không thể được tôn thờ như mèo ở Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, mèo là gia súc sinh hoạt tuỳ thích, dễ nuôi và với bản tính cẩn thận, gọn gàng, nhanh nhẹn thường săn mồi vào ban đêm rất hữu dụng trong việc bảo quản tài sản của người xưa như lúa, gạo,... tránh thù địch là chuột.
Người xưa có câu “Mèo nằm bồ lúa vểnh râu/ Thấy con chuột chạy ngóc đầu kêu ngoao”. Với lợi ích hiện hữu, con mèo dần trở thành vật nuôi thường xuất hiện trong mỗi gia đình, đôi lúc trở thành thú cưng được quan tâm đặc biệt.
Cũng có thể nói, con mèo có một cuộc sống hai mặt. Lúc thường, là kẻ trưởng giả an nhàn nằm dài trên chiếc gối nệm, hiền lành dụi thân hình mềm mại khi được con người ve vuốt. Khi khác, lại trong vai tên sát thủ đáng gờm trong góc nhà.
Đến thời hiện đại, khi con người dân có điều kiện thì thú vui mua sắm vật cưng cũng dần thay đổi. Từ những Mèo mướp, Mèo tam thể,... dần chuyển sang Mèo Ba tư, Mèo Anh,... vì ngoại hình bắt mắt. “Mèo ta” dần mất vị thế về giá trị, những chất lượng thì không cần phải bàn.
Vì đó, nhiều người chọn nuôi “Mèo ta” sao cho “sang chảnh” bằng “Mèo tây”. Thế là một công đôi việc.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 12/01/2023
02:00, 12/01/2023
05:00, 11/01/2023
10:18, 10/01/2023
05:00, 10/01/2023
05:00, 07/01/2023