Câu chuyện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài hợp đồng tư vấn giám sát làm tăng chi phí… vẫn chưa thôi “nóng” dư luận.
Mới đây, trong dự thảo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ Giao thông Vân tải tiếp tục liệt kê hàng loạt nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ, đội vốn như: Vướng mặt bằng, thiếu quy định về hợp đồng trọn gói (EPC); Việt Nam chưa lường hết các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ; Các nhà thầu thiếu kinh nghiệm, đặc biệt khâu thiết kế, dẫn tới phải điều chỉnh... làm tăng tổng mức đầu tư dự án thêm hơn 9.231 tỷ đồng (từ hơn 8.769 tỷ đồng ban đầu lên hơn 18.001 tỷ đồng).
Dĩ nhiên, không chỉ giới chuyên gia kinh tế cảm thấy “nóng lòng”, mà dư luận cũng khá bức xúc bởi “con rắn bê tông” sừng sững giữa Thủ đô bao nhiêu năm nay vẫn chưa xong, vẫn điệp khúc “chậm tiến độ”.
Như đã biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công tháng 10/2011 dài 13,05km, gồm 12 ga và 1 khu depot. Ban đầu, dự án có mức đầu tư chỉ 8.770 tỷ đồng nhưng qua thời gian, đã đội vốn lên 18.002 tỷ đồng (tăng hơn 9.000 tỷ đồng).
Dự án dự kiến kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2015 nhưng nhiều lần chậm trễ tiến độ. Hiện đã là năm 2021 nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể về đích.
Với một vị thế đặc thù, Hà Nội cũng đã có những giải pháp linh hoạt, quyết liệt để khơi thông mọi nguồn lực. Thủ tướng và Chính phủ cũng đã nhiều lần đôn đốc, chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương ra soát dự án này.
Mới hồi đầu tháng 4/2021, tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông quý I/2021, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu cần phải đưa vào vận hành dự án này. Phó Thủ tướng nói: “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có gì vướng mắc mà ách tắc lâu thế, hứa rồi để kéo dài mãi là không được, cần xem xét vận hành thương mại sớm”.
Dự án vận hành sớm - một yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn của thành phố lúc này. Bởi vì, cả thành phố hiện có khoảng 6,4 triệu phương tiện giao thông (5,6 triệu xe máy, 685.000 xe ô tô các loại); chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành thường xuyên qua lại. Với mạng lưới giao thông như vậy, Hà Nội đã có ưu thế để phát triển vận tải đa dạng trong cả lĩnh vực hàng hóa lẫn hành khách.
Tuy nhiên, áp lực về hạ tầng giao thông rất lớn khi tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông tại Hà Nội nói riêng đang ngày càng nhức nhối, nên cần phải sớm cải thiện hạ tầng giao thông. Rồi, tuyến đường vành đai 3 của Hà Nội bây giờ cũng tắc đường nghiêm trọng, phải tính toán xây dựng các tuyến vành đai khác để tạo không gian phát triển cho thành phố…
Trong đó, một hợp phần có vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giao thông, vận tải công cộng của Hà Nội là đường sắt đô thị. Dù đã được “khơi thông” dòng vồn, chính sách… nhưng hiện nay vì có nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn chưa có một tuyến nào được đưa vào khai thác.
Thiếu đường sắt đô thị, năng lực của vận tải công cộng khó đáp ứng được nhu cầu đi lại trong thành phố. Bên cạnh đó, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của đường sắt đô thị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống hạ tầng chung của toàn thành phố.
Nói về dự án Cát Linh - Hà Đông, nếu nhìn về Trung Quốc, chúng ta đều nhận thấy một điều, đất nước này có mạng lưới đường sắt dày đặc và Bắc Kinh còn xuất khẩu công nghệ đường sắt. Và ở Trung Quốc, các công trình đầu tư hạ tầng giao thông làm nhanh, chất lượng đảm bảo. Cho nên, đối với dự án Cát Linh-Hà Đông cần phải xem xét khách quan, chứ không hẳn lỗi thuộc về một phía từ tổng thầu.
Theo dõi dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông từ những ngày đầu, qua mấy đời Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho biết, những lý do chậm tiến độ như trong dự thảo đã được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra qua nhiều năm, trong nhiều báo cáo như “sợi dây kinh nghiệm” kéo dài… thấy nản lòng đối với dự án này khi cứ kéo dài hết năm nay qua năm khác.
Chính vì vậy, việc lúc này là làm sao để dự án được đưa vào vận hành càng sớm càng tốt. Cái gì châm chước được thì châm chước, cái gì cần làm rõ trách nhiệm của từng bên thì làm, chứ không thể kéo dài mãi được.
Như ông Bùi Danh Liên nói: “Bộ không cần thiết phải tiếp tục đưa ra lý do giải thích vì sao dự án chậm tiến độ, đội vốn hết năm này qua năm khác, từ báo cáo nọ sang báo cáo khác mà tập trung vào việc làm sao để đưa dự án vào vận hành, lúc ấy xem xét lại trách nhiệm của các bên liên quan cũng chưa muộn”.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 24/07/2021
05:00, 23/07/2021
16:02, 16/07/2021
07:26, 13/07/2021
02:13, 10/03/2021
03:00, 23/02/2021
00:11, 03/02/2021
05:24, 21/01/2021
12:00, 04/01/2021
09:40, 15/12/2020
05:00, 09/12/2020
16:00, 07/12/2020
00:03, 05/12/2020
01:00, 19/11/2020
19:06, 04/11/2020