Nâng tầm kỹ năng lao động cần sự thay đổi mang tính hệ thống

Diendandoanhnghiep.vn Để nâng tầm kỹ năng nghề, cần sự thay đổi mang tính hệ thống từ doanh nghiệp, nhà trường, người lao động và các chính sách từ phía nhà nước.

Nói về chất lượng lao động ở thời điểm hiện tại, TS Trương Anh Dũng, Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp khẳng định trên thực tế, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn dân số “vàng” nhưng chất lượng lao động lại chưa phải là “vàng”.

Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 26,1%; cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để nâng tầm kỹ năng nghề.

Kỹ năng nghề là điều kiện tiên quyết phải có của người lao động.

Kỹ năng nghề là điều kiện tiên quyết phải có của người lao động.

Kỹ năng nghề là điều kiện tiên quyết phải có của người lao động

Xung quanh vấn đề nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, ông Tô Xuân Giao – Ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam cho rằng, từ Chính phủ, doanh nghiệp, nhà trường và bản thân người lao động đều phải có sự thay đổi về tư duy, nhận thức và hành động.

Kỹ năng nghề là một trong các điều kiện tiên quyết cần phải có trong đội ngũ lao động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp càng lớn điều này đòi hỏi càng cao hơn. Nguồn nhân lực chất lượng cao khi “chảy” vào bất cứ một doanh nghiệp nào đều quyết định sự phát triển cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn luôn tìm kiếm nguồn nhân lực giỏi qua các công ty “săn đầu người”, thậm chí trả giá rất cao cho các dịch vụ này. Bên cạnh đó, họ đều rất chú trọng vào các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực lao động với kế hoạch bài bản, đầu tư chiều sâu, cấp học bổng đầu tư cho lao động mới để đảm bảo nguồn lực nhân sự luôn ổn định và tốt nhất có thể”, ông Giao nói.

Ở góc độ quốc gia, theo ông Giao, khi sự dịch chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ cũng như xu hướng chuyển dịch công xưởng sản xuất sang các thị trường mới đang trở thành xu thế, quốc gia nào sở hữu lực lượng lao động có kỹ năng nghề tốt, nơi đó sẽ chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh thu hút đầu tư.

Còn đối với Việt Nam, ông Giao cho rằng việc Chính phủ đưa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành 1 trong 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, cũng như lời dẫn của Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho rằng, “nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa để đưa Việt Nam vươn tới thịnh vượng” đã khẳng định rõ ràng tầm quan trọng của kỹ năng nghề trong bối cảnh hiện tại.

Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra nhiều thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực lao động việc làm, giáo dục nghề nghiệp khi nhiều ngành nghề mất đi, đồng thời tạo ra nhiều ngành nghề mới”, ông Giao nói.

Nhiều ngành nghề mới xuất hiện

Đại dịch Covid -19 trong suốt hơn 2 năm qua và hiện vẫn chưa dừng lại đã gây ra sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế không chỉ của Việt Nam mà toàn thế giới. Thị trường lao động cũng đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng bên cạnh đó, ở các ngành, nghề ứng dụng công nghệ mới hay kỹ thuật công nghệ cao lại có sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng giúp nền kinh tế không những thoát khỏi suy thoái mà còn đi vào tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững.

Với ngày càng nhiều các ngành nghề mới ra đời, nhiều ngành nghề áp dụng khoa học kỹ thuật cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…, ông Giao khẳng định thị trường lao động đã và sẽ ngày càng có sự phân hóa theo hai nhóm kỹ năng. Kỹ năng thấp/lương thấp và kỹ năng cao/thu nhập cao.

Ông Giao cũng cho rằng điều này tạo ra sự đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp, thậm chí là cả những lao động có trình độ bậc trung nếu họ không nhanh chóng cập nhật, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.

“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đặc biệt là đại dịch Covid-19 khiến cho không chỉ Việt Nam, mà ngay cả nhiều nước phát triển cũng gặp không ít khó khăn, lúng túng khi thay đổi toàn bộ cục diện nền kinh tế và thị trường lao động một cách nhanh chóng, trong khi các quốc gia thiếu sự chuẩn bị dài hơi. Việc chênh lệch nguồn cung và nhu cầu nhân lực thông thường đã là bài toán khó giải, huống gì hiện nay nó ảnh hưởng tới cả các hoạt động của Chính phủ và của doanh nghiệp…

Việc mất đi một số nghề và khai sinh nhiều nghề mới trên thị trường lao động đòi hỏi từ sự thay đổi mang tính hệ thống, từ Chính phủ, doanh nghiệp, nhà trường và đến bản thân người lao động về kỹ năng lao động”, ông Giao nói.

Về phía doanh nghiệp, ông Giao cho rằng doanh nghiệp sẽ phải nhân tố mang tính dẫn dắt, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và chuẩn bị đào tạo cho các ngành nghề mới, bởi là người sử dụng lao động, doanh nghiệp hiểu hơn ai hết về những yêu cầu kỹ năng cần có đối với lao động cũng như nhu cầu của họ về số lượng lao động.

Cần giải pháp đồng bộ để nâng cao kỹ năng nghề

Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề CTXH Việt Nam thường xuyên được các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động – việc làm, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp như Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp… mời tham gia phản biện, lấy ý kiến đóng góp xây dựng các cơ chế chính sách, đóng góp sửa đổi luật hay các văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm.

Vừa qua, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Hiệp hội cũng đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng các đề án như: Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045; Dự thảo Quyết định Phê duyệt Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ; tham gia đóng góp ý kiến với Chính phủ đề nghị được dạy văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, Hiệp hội luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện mở rộng việc kết nối, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp; gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước có nền giáo dục, dạy nghề phát triển như CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Úc…, đưa giảng viên, du học sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học, thực tập và làm việc tại nước ngoài.

Mới đây, Hiệp hội cũng đã có Quyết định phê duyệt thành lập Văn phòng đại diện tại TP. HCM nhằm tăng cường hơn nữa công tác truyền thông trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, lựa chọn các trường đã có đội ngũ giáo viên đã qua đào tạo đánh giá kỹ năng nghề, các trường có giáo viên dạy giỏi, tập thể giảng viên có trình độ năng lực phát triển…, nhằm định hướng cho các tập thể, cá nhân tham gia đăng ký các nghề có trong danh sách nghề chuẩn bị cho công tác thành lập Trung tâm Kỹ năng nghề của các trường, tham gia Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương, vùng hoặc khu vực…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng tầm kỹ năng lao động cần sự thay đổi mang tính hệ thống tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714340629 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714340629 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10