Những công nhân lao động chân tay mà cho nghỉ hưu muộn thì năng suất có đảm bảo không? Những ngành nghề có đặc thù độc hại có đảm bảo được sức khoẻ người lao động không?
Báo nói Diễn đàn Doanh nghiệp: |
Dự thảo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội một lần nữa lại để lại nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Ngày 28/4, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố dự thảo (lần hai) Bộ luật Lao động sửa đổi, trong đó đề xuất nâng dần tuổi nghỉ hưu với cả nam và nữ từ năm 2021. Ban soạn thảo cho rằng, việc đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60 nhằm bảo đảm sự phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam.
Thế nhưng, dự thảo một lần nữa lại để lại nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Theo như dự thảo thì có hai phương án. Phương án 1: Từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Phương án 2: Từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Thực tế việc tăng tuổi nghỉ hưu không phải là vấn đề mới. Và lý do phải bàn đến việc tăng tuổi nghỉ hưu vào thời điểm này là nhằm ứng phó với vấn đề già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam, đồng thời để sử dụng tốt nguồn nhân lực; cân đối quỹ lương hưu và thực hiện bình đẳng giới.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, cần phải cân nhắc việc tăng tuổi nghỉ hưu vào thời điểm này. Vì phần lớn ý kiến đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu thuộc bộ phận làm việc trong các cơ quan nhà nước, những người làm công tác nghiên cứu. Còn 90% người lao động trong khu công nghiệp, lao động phổ thông lại không đồng ý với việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Có thể bạn quan tâm
10:09, 30/04/2019
03:05, 09/11/2018
20:08, 18/07/2018
22:58, 06/06/2018
05:35, 18/05/2018
14:53, 11/05/2018
11:00, 10/05/2018
18:56, 03/05/2018
Ở khía cạnh của người lao động, rất nhiều vấn đề được đặt ra: Những công nhân lao động chân tay mà cho nghỉ hưu muộn vậy thì năng suất có đảm bảo không? Hay như những ngành nghề có đặc thù độc hại có đảm bảo được sức khoẻ người lao động không? Thử hỏi, đến 60-62 tuổi các công ty doanh nghiệp họ còn muốn sử dụng nhân sự mắt mờ chân chậm không vậy?
Tức là, có rất nhiều người phản đối dự thảo nâng tuổi hưu. “Tôi phản đối kéo dài thời gian nghỉ hưu, nữ từ 50 đến 55 tuổi nên về hưu để lớp trẻ có cơ hội có việc làm, già rồi, năng suất làm việc cũng kém hơn , các công ty sẽ ưu tiên tuyển người trẻ vào làm chứ không giữ những người trên 50 trừ những vị trí rất quan trọng cần kinh nghiệm”. - Một công nhân nói.
Để rõ ràng hơn, xin dẫn ra một con số thống kê được công bố tại một Hội thảo quốc gia đó là: Số người dân mắc bệnh khi bước sang tuổi 55-57 tăng cao; Trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật trong cuộc đời của mình, với tỷ lệ mỗi người mắc 2,69 bệnh.
Đó là chưa nói đến điều kiện lao động ở nước ta chậm được cải thiện, nhiều nơi còn thô sơ, có nơi khắc nghiệt, nhiều rủi ro, tỷ lệ lao động chân tay, nặng nhọc lớn. Trong khi đó vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực may mặc, da giầy, điện tử, thủy sản, xây dựng tìm cách sa thải người lao động khi họ mới 35, 40 tuổi..v..v.
Đúng là, mặc dù tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện đã là 73, nhưng chất lượng cuộc sống vẫn là vấn đề phải bàn. Người lao động lo lắng phải kéo dài tuổi lao động trong khi điều kiện sống chưa được cải thiện nhiều, sức khỏe chưa đáp ứng… Vì vậy, cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ lao động kéo dài.
Hơn nữa, nâng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động đến hàng chục triệu lao động. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động là 22 triệu người. Số lao động trong khối hành chính sự nghiệp là hơn 4 triệu người và khu vực công nhân, lao động trực tiếp có khoảng 18 triệu người. Và để mọi người đồng thuận, cần phải có dữ liệu thuyết phục để tăng tuổi nghỉ hưu.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu, đừng để tình trạng khi trẻ lấy sức khoẻ đi kiếm tiền, khi già lại phải mang tiền đi mua sức khoẻ.