Nhà nước chỉ "can thiệp đúng mức để giá xăng dầu vận hành phù hợp với giá thị trường.
>>Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cân nhắc giảm thuế để hạ giá xăng dầu
Đó là chia sẻ của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) chia sẻ bên hành lang Quốc hội về việc có nên can thiệp vào giá xăng dầu hay không.
- Tranh luận tại tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, ông cho rằng kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên việc can thiệp quá nhiều sẽ khiến thị trường vận hành không phù hợp. Theo ông, vì sao lại như vậy?
Thứ nhất, thị trường của Việt Nam là thị trường mở, chúng ta có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do. Như vậy, ảnh hưởng của thị trường thế giới cũng trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta.
Nếu chúng ta dùng các quỹ khác để làm cho giá xăng dầu giảm xuống, thì vô hình chung lại bù tiền, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có cả các doanh nghiệp FDI.
Khi đó, các doanh nghiệp này sẽ tận dụng cơ hội để xuất khẩu hàng hoá sang nước thứ 3 với giá rẻ hơn để tạo sự cạnh tranh. Như vậy, “vô tình” ta lại lấy tiền của “mình” ra để giúp các doanh nghiệp, sau đó bán cho người tiêu dùng rẻ hơn. Trong khi đó, thị trường yêu cầu đây không phải giá thật mà phải đắt hơn.
Thứ hai, mục đích điều chỉnh là để hỗ trợ người tiêu dùng, nhưng cũng không thể không chấp nhận quy luật thị trường, đó là thế giới tăng thì chúng ta cũng phải tăng. Do đó, không thể bằng ý chí để bắt giá phải theo mình, mà phải phát triển theo quy luật tự nhiên.
Tuy nhiên, vì quyền lợi của người dân cho nên phải bằng chế độ chính sách nào, và nguồn từ đâu phù hợp với thông lệ quốc tế để giúp giá xăng dầu giảm xuống một phần chứ không phải tất cả.
Việc điều tiết là để giúp người tiêu dùng không bị sốc, còn không thể dùng ý chí can thiệp. Giá xăng lên là lên, chỉ có điều làm sao cho biên độ tăng không đột ngột, vì thu nhập của người dân còn thấp. Do đó, tư duy phải can thiệp từng nghìn đồng, quan điểm của tôi là không ủng hộ.
- Nhưng việc can thiệp bằng thuế, phí sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được chi phí đẩy, không tác động “domino” hàng hoá tăng lên theo. Và khi giảm thuế, phí cũng không lo ngại nhiều về vấn đề buôn lậu xăng dầu. Ông bình luận về vấn đề này?
>>Đại biểu Nguyễn Thị Yến: Cần công khai, minh bạch quản lý, điều tiết giá xăng dầu
Hai vấn đề này khác nhau. Chúng ta không phải lo lắng vì giảm giá xăng dầu trong nước thì có sự chênh lệch giá giữa các nước. Đây là việc của các nhà chức trách, tổ chức khác để ngăn chặn chuyện buôn lậu.
Việc bây giờ chúng ta phải suy nghĩ là giảm để có lợi như thế nào, chứ không phải vì lo lắng cho việc buôn lậu mà lại hạn chế chính sách của chúng ta.
-Tuy nhiên, ở một số nước như Malaysia không tính thuế, phí nên giá xăng dầu rất thấp. Vấn đề này cũng hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng ta, và không lo lắng đến việc trợ giá thì sẽ bị kiện chống bán phá giá. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, đây là quan điểm chính trị của mỗi nước, có những nước hoàn toàn cơ chế thị trường nên họ để giá trôi nổi. Còn chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì phải có sự can thiệp và điều tiết của nhà nước. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta dùng các quỹ để bình ổn giá xăng dầu theo tôi là đúng.
-Hiện nay, thuế suất thuế bảo vệ môi trường đã giảm 50%. Như vậy, theo ông các cơ quan quản lý nhà nước có thể xin ý kiến của Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội để giảm một số loại thuế, phí nào khác được hay không?
Không thể quỹ nào cũng lấy ra, chỉ có quỹ môi trường có thể trích ra nhưng cũng chỉ có tỉ lệ phần trăm nhất định, nếu không sẽ bị vi phạm, hay lấy từ quỹ khác cũng bị vi phạm.
Như vậy, theo quan điểm của ông thì hiện nay chúng ta không thể lấy được từ quỹ nào khác để bình ổn giá xăng dầu?
Theo tôi thì rất khó. Và như tôi đã trao đổi, chúng ta không nên tham gia quá nhiều vào việc bình ổn giá xăng dầu bằng ý chí của mình.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
04:00, 06/06/2022
11:30, 03/06/2022
10:40, 01/06/2022
04:00, 26/05/2022
05:00, 22/05/2022
08:00, 28/04/2022
04:00, 16/04/2022