“Nét phác hoạ” quý đầu tiên của bức tranh kinh tế 2021 (Kỳ II): Cảnh báo rủi ro lạm phát và bong bóng tài sản

THY HẰNG 22/04/2021 11:00

Thị trường tài sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang trong tình trạng bong bóng, có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng và hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2021 vừa được Viện Kinh tế và chính sách (VEPR) công bố cho thấy, mặc dù đạt được mức tăng trưởng tích cực trong quý I/2021. Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc.

Chỉ số lạm phát được cảnh báo đang tích luỹ, có thể tác động xấu tới

Chỉ số lạm phát được cảnh báo đang tích luỹ, có thể tác động xấu tới cân đối chính sách tiền tệ và ổn định vĩ mô.

Rủi ro lạm phát đang tích luỹ 

Cụ thể, sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp. 

PGS.TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện VEPR cho rằng, ở thời điểm hiện tại, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, nhưng rủi ro từ vấn đề này đang tiếp tục tích lũy. Do đó, chính sách tiền tệ cần lưu ý cân đối giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, vì năm 2021 có thể có rủi ro lạm phát. 

Trước đó, thống kê quý I/2021 cho thấy, nhìn chung, lạm phát có xu hướng tăng chậm trong quý 1 (lạm phát tháng Một là âm 0,97% ; tháng Hai là 0,70%; tháng Ba là 1,16%) cho thấy lượng cầu còn yếu. CPI bình quân quý 1/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây là điều đáng chú ý, và dường như mâu thuẫn với việc ghi nhận tăng trưởng quý 1 cao hơn dự kiến của giới quan sát.

dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, nhưng rủi ro từ vấn đề này đang tiếp tục tích lũy.

Lạm phát dù chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, nhưng rủi ro từ vấn đề này đang tiếp tục tích lũy. Nguồn: TCTK

Theo VEPR, lạm phát được kì vọng sẽ tăng nhanh bắt đầu từ tháng 4/2021 do phục hồi kinh tế khiến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng. Duy trì các giải pháp nới lỏng tiền tệ (và tài khóa) có thể dẫn đến giá cả tiêu dùng không đạt được mục tiêu dưới 4% vào cuối năm của Chính phủ. Do vậy, chính sách tiền tệ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Cảnh báo bong bóng tài sản 

Dẫn nguồn số liệu từ Bộ Tài chính, VEPR cho biết thu ngân sách Nhà nước quý 1/2021 ước tính đạt trên 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán năm 2021, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ tiến trình phục hồi kinh tế khả quan và nỗ lực huy động các nguồn thu. Chi ngân sách Nhà nước quý 1/2021 ước tính đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán năm 2021, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020 do chủ trương tăng chi cho công tác phòng chống dịch và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới, biển đảo dịp Tết Nguyên đán. Chi đầu tư phát triển ước tính đạt 60,8 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% dự toán năm 2021, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thâm hụt ngân sách Nhà nước hiện nằm trong phạm vi Quốc hội cho phép, ở mức 3,23% GDP ước thực hiện.

á

Chính phủ đang nỗ lực mở rộng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn.

Mặc dù Chính phủ đang nỗ lực mở rộng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều vào đầu tư công trong năm nay vì thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam diễn ra liên tục trong nhiều năm qua và năm nay có thể thâm hụt nhiều hơn nữa.

Đặc biệt, thị trường tài sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang trong tình trạng bong bóng, có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng và hoạt động kinh doanh. 

"Thực tế trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư và hộ gia đình. Tuy nhiên, việc lãi suất huy động tiền gửi liên tục hạ do cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn. Đặc biệt, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Dẫn đến, chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể", ông Việt chia sẻ.

Chuyên gia của VEPR cũng đặc biệt lưu ý, sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương, sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu, chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện.

Đồng thời, hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề. Tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.

Kỳ III: Những ưu tiên trong chính sách vĩ mô

Có thể bạn quan tâm

  • “Nét phác hoạ” quý đầu tiên của bức tranh kinh tế 2021: Sản xuất kinh doanh lấy lại đà tăng trưởng

    04:30, 21/04/2021

  • Kỳ I: Đầu tư công là động lực cho tăng trưởng ngành ngân hàng năm 2021

    14:26, 16/04/2021

  • Cơ sở để IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 6,4% năm 2021?

    10:22, 07/04/2021

  • Mục tiêu tăng trưởng 6,5% nhìn từ GDP quý 1

    04:00, 31/03/2021

  • Quý đầu tiên năm 2021, tăng trưởng GDP đạt 4,48% nhờ FDI

    10:04, 29/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Nét phác hoạ” quý đầu tiên của bức tranh kinh tế 2021 (Kỳ II): Cảnh báo rủi ro lạm phát và bong bóng tài sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO