Hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh nông sản của Việt Nam và Nga vừa bắt hợp tác trong lĩnh vực nông sản.
Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 15/11, hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần Nafoods Group (NFG) của Việt Nam và công ty TNHH Voskhod STM (Voskhod) của Nga đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ hợp tác thương mại tại thị trường Nga.
Đưa nông sản Việt Nam ra thị trường rộng lớn
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Group (NFG) cho biết, sau hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào các thị trường châu Âu, Úc, Nhật Bản… bắt đầu từ năm 2015, NFG đã thiết lập quan hệ thương mại với Voskhod thông qua hội chợ hàng nông sản quốc tế được tổ chức thường niên tại Liên bang Nga.
Với chiến lược mở rộng thị trường, từ quý 4/2018, NFG chính thức xuất khẩu ác sản phẩm tới thị trường Nga với các mặt hàng chủ lực hiện có cùng quyết định hợp tác thương mai với Voskhod. Theo đó, trong giai đoạn 2019 - 2020, NFG và Voskhod sẽ triển khai đầu tư vào nhà máy chế biến trái cây tại tỉnh Rastop với diện tích nhà máy 30 ha và diện tích đất trồng 3600 ha. Cụ thể, dây chuyền sấy các loại rau, củ, quả cung cấp cho thị trường Nga; dây chuyền xử lý các loại phế phẩm, tác thải từ rau củ quả thành phân vi sinh; dây chuyền chế biến các loại trái cây tươi thành nước ép và các sản phẩm đồ uống cho trẻ em.
Vẫn theo ông Hùng, trong quý 4/2018. NFG sẽ chính thức mở văn phòng đại diện thương mại tại thủ đô Maxcova. Sự kiện này không chỉ đánh dấu việc hợp tác giữa hai doanh nghiệp đại diện cho quốc gia, mà còn góp phần đưa các sản phẩn nông sản sạch của Việt Nam tới người tiêu dùng thị trường Nga nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Thành lập năm 1995, đến nay NFG đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo lớn nhất thế giới, chiếm 5 – 7% sản lượng thế giới mỗi năm. Hiện nay, NFG tập trung đầu tư ở các sản phẩm nông sản sấy, nước ép cô đặc, trái cây đông lạnh và trái cây tươi. Số lượng quốc gia NFG xuất khẩu các mặt hàng chủ lực lên hơn 60 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, châu Âu, Úc…
Còn Voskhod là công ty có bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp cho thị trường Nga nhiều mặt hàng nông sản, chủ yếu như lúa mỳ, khoai tây, hạt hướng dương, dưa hấu… với sản lượng hơn 800.000 tấn/năm. Hiện nay Voskhod đang sở hữu diện tích lên tới 3.600ha trải dài theo sông Donets.
Có thể bạn quan tâm
15:07, 19/09/2018
16:01, 29/09/2015
Cần cái bắt tay của... 3 nhà
Đánh giá về sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Nga có lợi thế và tiềm năng về nông nghiệp, sở hữu tài nguyên đất đai rộng lớn và có khí hậu rất tốt để phát triển nông nghiệp. Cùng với đó là trình độ cơ khí hóa cũng như yếu tố khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc loại tiên tiến trên thế giới.
Trong những năm qua, Nga đã đạt được sản lượng ngũ cốc kỷ lục, trên 110 triệu tấn và khả năng xuất khẩu nông sản khoảng 17 tỷ USD. Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD về nông sản. Hiện nay nông sản Việt Nam xuất khẩu đi 185 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường chiếm tỷ lệ rất lớn, ví dụ Trung Quốc khoảng 10 tỷ USD, châu Âu gần 7 tỷ USD, Mỹ trên 5 tỷ USD. Đặc biệt là thị trường Nhật Bản mặc dù chỉ mới đạt 3,5 tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây tăng tới 30 -40%/năm.
“Chính vì thế, chúng tôi rất mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Nga để cùng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp có tính chất bổ trợ cho sự phát triển của nhau”, ông Cường nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích, một năm Việt Nam cần khoảng 5 triệu tấn lúa mỳ, hay 200.000 – 300.000 tấn khoai tây. Những mặt hàng này Nga đều đạt chất lượng cao trên thế giới. Ngược trở lại, Việt Nam cũng là cường quốc về café, tiêu, điều, chè cùng nhiều loại nông sản nhiệt đới khác. Đặc biệt, quả và rau nhiệt đới thì Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 4,3 tỷ USD trong năm 2018 này.
Lợi thế là vậy, nhưng Bộ trưởng Cường vẫn thấy chưa hài lòng, vì cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nga về nông sản vẫn chưa được 1 tỷ USD. Chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, trong đó có trao đổi nông sản 2 bên cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa.
“Cả 3 khu vực đều phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Thứ nhất, quan hệ giữa Chính phủ và các bộ ngành giữa 2 nước phải được thúc đẩy hợp tác mạnh hơn nữa. Thứ hai, các doanh nghiệp phải chủ động tìm đến nhau. Thứ ba, nông dân 2 bên hợp tác để cùng học hỏi lẫn nhau nhằm thúc đẩy sản xuất tốt hơn”, ông Cường nhấn mạnh.