Chữ tín khác với vàng, khác với kim cương, khác với bất cứ hàng hóa nào ở chỗ mua được chưa chắc đã giữ được. Giữ không được thì nói gì đến sử dụng nó!
>>Tổng Giám đốc KDI Holdings: Chữ tín, sự tử tế và tư duy "win-win"
Điều đặc biệt là khi mất chữ tín sẽ kèm theo mất mát vô cùng to lớn, có thể dẫn đến sụp đổ! Vậy chữ tín là gì mà ghê gớm thế?! Và ghê gớm thế sao người ta lại có thể quên lãng nó?!
Chữ tín trong sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất, kinh doanh lớn trong kinh tế thị trường thời mở của, hội nhập khác cả về chủ thể, khách thể, nội dung, quy mô và tác động xã hội của nó. Chủ thể cầu chữ tín và để kiểm chứng về chữ tín của doanh nghiệp không chỉ là ông chủ doanh nghiệp mà là cả doanh nghiệp, từ nhân viên hợp đồng đến cả ban lãnh đạo của doanh nghiệp đều có vai trò tích cực hoặc tiêu cực trong việc tạo dựng chữ tín của doanh nghiệp.
Về phạm vi và quy mô vấn đề liên quan đến chữ tín của doanh cũng khác xa với chữ tín của một cá nhân. Cá nhân dù ở cương vị cao, quan hệ rộng thì chữ tín cũng ít có tác động đến số đông cộng đồng dân cư, càng khó có tác động lớn đến cả xã hội. Ngược lại đối với doanh nghiệp, sự mất niềm tin với một sản phẩm có thể kéo theo hệ lụy trên phạm vi rất rộng, một tỉnh, một nước và thậm chí nhiều nước trên tòan thế giới. Xem vậy đã thấy xây dựng niềm tin, đạt chữ tín trong tương trường quả là không dễ.
Trong mở cửa hội nhập nó còn khớ khăn hơn nhiều. Chẳng hạn chữ tín của sản phẩm đánh bắt thủy sản của Việt Nam được hiểu như thế nào? Nó không chỉ là chữ tín của một cá nhân, một đơn vị đánh bắt thủy sản mà là của tất cả các cá nhân, doanh nghiệp đánh bắt thuy sản. Hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đánh bắt thủy sản làm tốt, làm đúng, chỉ cần một vài cá nhân, doanh nghiệp vi phạm luật pháp, không thực hiện quy định có tính thông lệ quốc tế cũng có thể gây hệ lụy cho cả ngành đánh bắt thủy sản và đương nhiên là chịu tổn thất rất lớn. Chúng ta phải kiên quyết xử lý vi phạm trong lĩnh vực này để thị trương EU rút thẻ vàng là một ví dụ sinh động cho việc chấp pháp trong sản xuất kinh doanh thời mở cửa hội nhập mà bản chất của nó chính là niềm tin, chữ tín trên thương trường văn minh và rộng mở. Như vậy, nói xây dựng và phát huy chữ tín trong sản xuất kinh doanh, không thể không nói tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
>>Không có niềm tin, không có chữ tín thì không thể làm doanh nghiệp
>>Nghĩ về chữ tín trong làm ăn
>>Giữ chữ tín để đem lại sự giàu có
Trên thực tế Việt Nam đã đặt mục tiêu cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu quốc gia. Nhiều người nghiên cứu và quan tâm đến lĩnh vực này cũng đã viện dẫn nhiều định nghĩa về thương hiệu quốc gia, trong đó tên, ký hiệu, khẩu hiệu, hình ảnh, ý tưởng… được nhắc đến như những yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu quốc gia. Xin nhắc lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Lễ phát động xây dựng văn hóa doanh nghiệp: ”Đánh mất niềm tin là mất tất cả”!
Để có niềm tin ấy, trước tiên minh phải trung thực với chính mình, tự trọng và tôn trọng người khác, hiểu mình và hiểu người khác trên nguyên tắc chia sẻ chân thành và trung thực và cái quan trong nhất là phải giữ chữ TÍN. Trong mở cửa hội nhập và muốn vươn ra biển lớn thì phải hiểu triết lý “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Trong nông nghiệp, gạo, điều, hạt tiêu đã trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam. Thủy hải sản, hoa quả, sữa cũng đang tích lũy nhiều điểm cộng để trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới. Chúng ta đang cố gắng làm nhiều việc để sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được yêu mến, ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Về lý luận và thực tiễn chúng ta có đủ điều kiện xây dựng thương hiệu mạnh về lĩnh vực này. Thế giới đang biết đến chúng ta, cần đến chúng ta về những sản phẩm nông nghiệp và ẩm thực. Đã có nhiều sản phẩm đi và món ăn đi vào thực đơn của nhiều gia đình, nhiều tổ chức thương mại của nhiều nước. Điều đó là thuận lợi rất cơ bản để nhiều doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện và phát huy thương hiệu của mình, đồng thời củng cố phát huy mạnh mẽ thương hiệu quốc gia về lĩnh vực này.
Về kinh tế chắc chắn sẽ có các nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực này phân tích sâu hơn. Theo nhận định của chúng tôi, Việt Nam là nước có nhiều thế mạnh để xây dựng thương hiệu quốc gia. Thêm vào đó, những năm gần đây Việt Nam còn được nhiều tổ chức xếp hạng uy tín thế giới xếp là một trong những nơi đáng sống. Đó niềm tin, ý chí và tình cảm cộng đồng dành cho Việt Nam. Việt Nam có được điều đó đồng nghĩa với có chữ tín trước cộng đồng quốc tế. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
Điều chung nhất là mỗi doanh nghiệp, mỗi công dân Việt Nam phải biết trân trọng cái mình đang có, tiết kiệm từng cơ hội, từng điều kiện thuận lợi để vươn ra biển lớn, với khát vọng đưa đất nước phát triển vượt bẫy thu nhập trung bình để đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước thành nước phát triển có thu nhập cao. Đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh, thương hiệu quốc gia góp phần không nhỏ trong hiện thực hóa ước mơ to lớn ấy.
Ý chí và sự sáng tạo cùng chữ tín Việt Nam cho ta niềm tin vào sự phát triển đất nước trong điều kiện mới!
Có thể bạn quan tâm
05:00, 13/10/2022
14:33, 11/10/2022
10:00, 29/03/2022
21:46, 28/03/2022