Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái (Kỳ III): Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

Diendandoanhnghiep.vn Bối cảnh thương mại hóa cũng như internet và các vấn đề liên quan giao dịch điện tử phát triển đặt ra yêu cầu cần phải có bước phát triển mới trong chống buôn lậu gian lận thương mại.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), phòng ngừa tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền, gian lận thương mại phải bắt đầu từ việc củng cố, tăng cường sức mạnh của đội ngũ quản lý thị trường từ trung ương tới địa phương về cả số lượng và chất lượng gắn với liên kết, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan.

Tiêu đề bài rao bán ghi Adidas nhưng ở phần thương hiệu lại là

Một sản phẩm được đăng rao bán ghi Adidas nhưng ở phần thương hiệu lại là "no brand" gây nhầm lẫn cho người mua hàng.

Hiện được biết, Tổng cục Quản lý thị trường đã cho ra mắt cổng thông tin điện tử, theo đó, bất cứ một đội quản lý thị trường nào trên cả nước sau khi phát hiện, bắt giữ hàng giả có thể đưa toàn bộ thông tin lên để các đơn vị khác trong Tổng cục biết, từ đó tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động, số lượng của các đối tượng buôn bán hay làm hàng giả.

“Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp để cập nhật các sản phẩm để có thông tin cụ thể về các sản phẩm đang lưu hành cũng như chuẩn bị ra thị trường…”, ông Trần Hữu Linh cho biết.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi có địa hình phức tạp với nhiều khu vực giáp biên, đường mòn, lối mở, đồi núi quanh co… là nơi các đối tượng kinh doanh phi pháp dễ lợi dụng để tập kết, buôn bán hàng hóa và lẩn tránh cơ quan thực thi pháp luật. Trong khi đó, công tác quản lý thị trường của Việt Nam lại do nhiều cơ quan thực hiện.

Vì vậy, ông Nguyễn Khánh Quang, Phó Cục trưởng Cục Chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan nhấn mạnh, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi nhiệm vụ, nhằm chặn hàng nhái hàng giả từ cửa khẩu biên giới đến thị trường nội địa.

“Chúng ta phải phối hợp với nhau tốt và dứt khoát phải phối hợp, nếu không phối hợp thì khe hở giữa các ngành với nhau sẽ càng ngày càng lớn. Phải ngồi với nhau, bàn với nhau...”, ông Nguyễn Khánh Quang nhấn mạnh. Bởi theo Đại diện Tổng cục Hải quan phân tích, Việt Nam đang thực hiện phối hợp nhiều lực lượng trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại. “Ở góc độ nào đó, nhiều lực lượng phối hợp cũng sẽ bộc lộ khe hở”, ông Quang nói.

Không chỉ vấn đề nhân lực, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý với tiêu chuẩn cao, chế tài xử lý mạnh, đủ sức răn đe cũng là giải pháp quan trọng được các chuyên gia nhấn mạnh.

“Bộ, ngành chức năng cần kiện toàn văn bản pháp luật, có chế tài xử phạt đủ sức răn đe, trường hợp nghiêm trọng cần truy cứu trách nhiệm hình sự”, Thượng tá Đỗ Đức Tạo - Phó trưởng phòng 11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) nhấn mạnh.

Đồng thời, theo Thượng tá Đỗ Đức Tạo, phía cơ quan chức năng cần tăng cường tập huấn đào tạo nâng cao nghiệp vụ của lực lượng quản lý thị trường, nhất là tập huấn về phòng chống hàng gian, hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ ở lĩnh vực thương mại điện tử. Lực lượng thực thi nhiệm vụ cần nắm rõ thông tin, địa bàn để có phương án kịp thời phát hiện, kiểm tra xử lý các vụ hàng gian, hàng giả có hiệu quả.

Đặc biệt, với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, trước thực tế phát triển nhanh và mạnh mẽ của loại hình thương mại điện tử đòi hỏi phải có khung phổ pháp lý phù hợp.

Chuyên gia cũng cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần chống hàng giả và gian lận thương mại bằng cách chủ động bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

“Dưới góc độ các nhà quản lý, các nhà lập pháp thì vấn đề hoàn thiện pháp luật rất là quan trọng. Dưới góc độ các lực lượng thực thi thì rõ ràng nó phải được thích ứng và hội nhập một cách nhanh chóng. Dưới góc độ các doanh nghiệp cũng cần phải có định hướng chiến lược rất quan trọng và nó liên quan trực tiếp tới vấn đề sở hữu trí tuệ, rồi dưới góc độ của người tiêu dùng thì cũng cần phải trở thành nhà tiêu dùng thông thái…”, PGS. TS. Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia nhấn mạnh.

Bởi theo bà Nguyễn Thị Tú Anh, khi sản phẩm của doanh nghiệp bị làm giả, bị xâm phạm bản quyền thì người bị hại chính là doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp chưa hiểu biết đã giấu thông tin bị làm giả, hoặc bảo vệ thương hiệu của mình chưa đúng cách chính là cơ hội để hàng giả xâm nhập vào thị trường.

Do đó, bối cảnh thương mại hóa cũng như internet và các vấn đề liên quan giao dịch điện tử phát triển, rõ ràng cần phải có nhận thức mới, cần phải có bước phát triển mới trong toàn bộ hệ thống chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái (Kỳ III): Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714641196 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714641196 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10