Tại hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và người dân tỉnh Thanh Hóa năm 2022, doanh nghiệp tin tưởng với sự vào cuộc của chính quyền và ngân hàng dòng vốn sẽ sớm được khơi thông.
Tác động từ chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước làm gì để nhà nông tiến tới thanh toán không tiền mặt?
Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp và người dân tỉnh Thanh Hóa năm 2022 đối với cộng đồng doanh nghiệp tại Thanh Hóa là cơ hội để chính quyền, ngân hàng và doanh nghiệp cùng chia sẻ, bàn luận để tìm ra các giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở tổng hợp những kiến nghị của doanh nghiệp và tình hình thực tế thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đề xuất một số nội dung như: Các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp không có việc làm, phải ngừng hoạt động, các chi phí sản xuất tăng, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy nên rất khó khăn. Dòng tiền để duy trì doanh nghiệp là rất quan trọng. Doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận chính sách ưu đãi tín dụng để vượt qua khó khăn.
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị: Các khoản vay ngắn, trung, dài hạn nếu áp dụng tỷ lệ bảo đảm tài sản chung sẽ rất khó khăn cho mỗi doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục vay vốn. Trường hợp có quy định rõ tỷ lệ tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngắn, trung, dài hạn mà có lợi cho doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại nên xem xét cụ thể để có cơ chế, chính sách phù hợp.
Việc định giá tài sản bảo đảm thấp hơn so với thực tế rất khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục vay. Hiện, các ngân hàng có quy định về bảo lãnh khác nhau, tuy nhiên ở một số ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, tạm ứng...) yêu cầu bắt buộc phải có tài sản tương ứng, còn các ngân hàng khác lại có cơ chế thông thoáng hơn.
Ông Cao Tiến Đoan cũng kiến nghị ngân hàng nên tăng thêm thời gian cơ cấu nợ, cho phép doanh nghiệp áp dụng linh động điều kiện cơ cấu nợ phù hợp. Mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi giãn, giảm lãi suất cho doanh nghiệp và xem xét giảm tỷ lệ tối đa lãi suất cho các khoản vay tại ngân hàng. Xem xét cho vay mới đối với doanh nghiệp cần phục hồi sản xuất hoặc mở rộng kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; đánh giá lại tài sản thế chấp tại ngân hàng là bất động sản phù hợp với thị trường, để các doanh nghiệp có cơ hội vay thêm vốn, có cơ chế linh hoạt trong các khoản vay trung, dài hạn được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đại diện cho các doanh nghiệp đầu tư về nông nghiệp nông thôn cũng chia sẻ thẳng thắn: Để nông nghiệp bền vững, nông thôn văn minh, nông nghiệp hiện đại, sẽ rất cần nhiều nguồn lực để đầu tư, từ con người đến nguồn vốn. Chính vì vậy từ bài học của Tiến nông chúng tôi nhận thấy rằng để nông nghiệp Thanh Hóa nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung phát triển cần có sự quan tâm đầu tư mạnh hơn nữa về hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp. Đối với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cần có chính sách ưu đãi về lĩa suất và tài sản đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi đây là lĩnh vực có lợi nhuận thấp và thời gian hoàn vốn dài.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hirohide Sagara, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhiệt điện Nghi Sơn 2 cho biết: Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 được đầu tư với tổng vốn là 2,7 tỷ USD. Đây là một trong những dự án lớn nhất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, là dự án có ý nghĩa quan trọng thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Hàn Quốc. Trong giai đoạn từ khi khi xây dựng khởi công nhà máy đến thời cuối năm 2022, Công ty đã đóng góp 2.758 tỷ VND vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho hơn 300 lao động.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 đã cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) thực hiện giao dịch phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với các khoản trả gốc vay đến hạn giữa Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Đồng thời, Vietcombank đã cấp hạn mức phát hành thư tín dụng trị giá 130 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ VND) với mục đích nhập khẩu than từ Indonesia phục vụ vận hành Nhà máy. Tiếp nối thành công của việc đi vào vận hành Tổ máy số 1, Nhà máy đang tiến tới khánh thành Tổ máy số 2 và đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động thương mại vào tháng 7/2022.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội nghị: Hội nghị ngày hôm nay đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và UBND tỉnh Thanh Hóa nhằm tìm ra các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh phát triển sản xuất, kinh doanh và khôi phục phát triển sau dịch. Để có thể góp phần đưa đất nước ta cũng như tỉnh Thanh Hóa từng bước trở về trạng thái “bình thường mới”, tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên; đồng thời, chủ động bám sát tình hình dịch bệnh , triển khai quyết liệt và mạnh mẽ hơn các giải pháp về tín dụng và lãi suất nhằm tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, từng bước khôi phục và phát triển nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước ra giải pháp chặn rủi ro nợ xấu tiềm ẩn
Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn lên trao Hợp đồng nguyên tắc cấp tín dụng thực hiện Dự án bến cảng tổng hợp và cảng container 2, Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn, trị giá 2.500 tỷ đồng
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng cùng chứng kiến các ngân hàng cam kết cấp tín dụng cho 12 doanh nghiệp, dự án lớn tại tỉnh Thanh Hóa với tổng giá trị cam kết cấp tín dụng là 14.025 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm