Ngân hàng phụ thuộc bên thứ ba, rủi ro khách hàng chịu?

NGUYỄN LONG 18/01/2021 13:30

Sự cố gián đoạn giao dịch diễn ra tại một số nhà băng đã cho thấy hoạt động tài chính số vẫn còn hạn chế phần nào nhìn từ góc độ phát triển, ứng dụng công nghệ với kết nối bên cung cấp dịch vụ...

Trong ngày cuối tuần nhiều khách hàng không thể sử dụng các dịch vụ giao dịch của ngân hàng.

Trong ngày cuối tuần nhiều khách hàng không thể sử dụng các dịch vụ giao dịch của ngân hàng.

Việc các dịch vụ giao dịch trên hai hệ thống của 2 NHTMCP bị đóng băng trong ngày 17/1 đã ảnh hưởng lớn đến người dùng, bởi họ không thể rút tiền từ ATM, chuyển tiền, quẹt thẻ thanh toán hay thậm chí là liên kết với các ví điện tử. Sự bất tiện và lo lắng là không hề nhỏ đặc biệt là diễn ra trong ngày cuối tuần, nhu cầu sử dụng tiền tăng cao.

Phía ngân hàng cho biết do sự cố về điện xảy ra tại đối tác Telehouse cung cấp dịch vụ data center cho ngân hàng nên 1 số dịch vụ của ngân hàng tạm thời bị gián đoạn, bao gồm: Các dịch vụ của tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7, các dịch vụ ngân hàng điện tử, các giao dịch thực hiện trên máy ATM, CDM và thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành.

Tuy nhiên, hiện tại phía các ngân hàng cũng chưa đưa ra bất cứ thông báo nào về thời gian lỗi phát sinh kia sẽ được khắc phục.

Như vậy, lỗi không phát sinh từ nội bộ ngân hàng mà đến từ bên thứ ba liên kết cung cấp dịch vụ. Việc đối tác của ngân hàng gặp sự cố đã ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và uy tín của ngân hàng. Từ sự cố này, đặt ra dấu hỏi về chất lượng cung cấp sản phẩm của các đối tác ngân hàng, tiêu chí đánh giá nào được lựa chọn và làm thế nào để tránh những sự cố này sẽ diễn ra trong tương lai? Đặc biệt, khi Chính phủ, NHNN đều đang trong quá trình phát triển, thúc đẩy đề án không dùng tiền mặt ở Việt Nam.

Năm 2020 là năm cuối cùng triển khai Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%). Ngành Ngân hàng nói riêng và các cơ quan, tổ chức liên quan bao gồm cả Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bảo hiểm Việt Nam, các tổ chức tín dụng... vẫn đang nỗ lực để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn mới. 

Tuy nhiên, với sự cố trên đã cho thấy hoạt động này ở góc độ công nghệ và kết nối hạ tầng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các chuyên gia cho rằng thời gian tới, để phát triển mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong đó tiêu chuẩn lựa chọn đối tác cung cấp hạ tầng công nghệ, giải pháp kết nối.v.v là cần thiết.

Thự tế, việc sự cố xảy ra đối với dịch vụ các ngân hàng không phải là hiếm. Trong năm 2020 điều này đã xảy ra với hàng loạt ngân hàng như Vietcombank, Techcombank,… và sự gián đoạn diễn ra trong thời gian dài.  Về phía ngân hàng, sau sự cố đều có động thái gửi lời xin lỗi tới khách hàng. 

Ngau trong sáng nay, phía các nhà băng bị đóng băng giao dịch tạm thời cho biết toàn bộ hệ thống đã trở lại hoạt động bình thường từ 0h:00 ngày 18/1. Các nhà băng này cũng gửi lời xin lỗi khách hàng vì những bất tiện mà sự cố đã gây ra.

Tuy vậy khách hàng vẫn là người đang phải chịu rủi ro vì sự gián đoạn giao dịch Đây cũng sẽ là một vấn đề mà để giữ chân khách hàng trong trải nghiệm dịch vụ tài chính số, các tổ chức tín dụng sẽ phải cân não tính toán. 

Có thể bạn quan tâm

  • Sự cố lỗi giao dịch online vượt hạn mức

    Sự cố lỗi giao dịch online vượt hạn mức

    16:00, 09/01/2020

  • SSI gặp sự cố lỗi đường truyền kết nối

    SSI gặp sự cố lỗi đường truyền kết nối

    14:45, 18/08/2020

  • Sắp có quy định đền bù sự cố \'bỗng dưng mất tiền\' trong ngân hàng

    Sắp có quy định đền bù sự cố \'bỗng dưng mất tiền\' trong ngân hàng

    14:30, 11/09/2016

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngân hàng phụ thuộc bên thứ ba, rủi ro khách hàng chịu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO