Ngân hàng Thế giới đề xuất gói ứng phó khủng hoảng lên tới 170 tỷ USD

Diendandoanhnghiep.vn WB đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu hàng năm cho năm 2022 gần một điểm phần trăm, từ 4,1% xuống 3,2%, với lý do tác động từ xung đột Nga - Ukraine đang gây ra đối với nền kinh tế thế giới.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass.

Theo Reuters, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass nói với các phóng viên trong một cuộc họp hội nghị rằng yếu tố duy nhất lớn nhất dẫn đến dự báo tăng trưởng giảm là sự suy giảm kinh tế dự kiến 4,1% trên toàn châu Âu và Trung Á, theo Reuters.

Malpass cho biết các yếu tố khác đằng sau việc tăng trưởng chậm lại so với dự báo hồi tháng 1 bao gồm chi phí thực phẩm và nhiên liệu cao hơn do người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới gánh chịu.

Đây một phần là kết quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với năng lượng Nga, vốn đã khiến giá dầu và khí đốt trên toàn thế giới tăng cao. Sự gián đoạn nguồn cung đối với hàng nông sản xuất khẩu của Ukraine cũng được cho là yếu tố góp phần đẩy giá lên cao hơn.

Xung đột Nga - Ukraine: 4 tác động với nền kinh tế Việt Nam

Nga đã phong tỏa các cảng lớn trên Biển Đen của Ukraine, khiến các tàu chở ngũ cốc và các sản phẩm khác đi qua con đường hàng hải quan trọng nối Ukraine với phần còn lại của thế giới là cực kỳ nguy hiểm.

Ngân hàng Thế giới đang “chuẩn bị cho một phản ứng khủng hoảng liên tục, với nhiều cuộc khủng hoảng”, Malpass nói với các phóng viên. “Trong vài tuần tới, tôi dự kiến sẽ thảo luận với hội đồng quản trị của chúng tôi, một gói ứng phó khủng hoảng mới kéo dài 15 tháng, trị giá khoảng 170 tỷ USD để chi trả từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023”.

Gói tài trợ cho cuộc khủng hoảng Ukraine này thậm chí còn lớn hơn gói mà Ngân hàng Thế giới tổ chức để cứu trợ COVID-19, lên tới 160 tỷ USD.

Tuy nhiên, thiệt hại mà cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đã gây ra cho nền kinh tế toàn cầu nhạt nhòa so với tác động thảm khốc mà nó đã gây ra cho nền kinh tế Ukraine và ở mức độ thấp hơn đối với Nga.

Đầu tháng này, Ngân hàng Thế giới dự báo GDP hàng năm của Ukraine sẽ giảm 45,1%, một con số đáng kinh ngạc đối với quốc gia hơn 40 triệu dân.

Trước chiến tranh, các nhà phân tích đã dự đoán rằng GDP của Ukraine sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Nền kinh tế Nga cũng đang chịu một tác động lớn, phần lớn là do tác động của các lệnh trừng phạt và cấm vận thương mại do NATO và phương Tây hậu thuẫn. Vào đầu tháng 4, Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng GDP của Moscow sẽ giảm 11,2% trong năm nay do các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Nga ông Vladimir Putin đầu tuần này đã nhấn mạnh rằng các cường quốc phương Tây đã thất bại trong chiến dịch mà ông gọi là chiến dịch chiến tranh kinh tế “chớp nhoáng” chống lại Nga.

Sau khi giảm giá mạnh trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, đồng Rup của Nga đã phục hồi lại so với thời điểm xung đột bắt đầu nổ ra. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng sự phục hồi này là một đợt “hồi ảo” được tạo ra bởi các biện pháp kiểm soát nội tệ nghiêm ngặt do Điện Kremlin áp đặt, vốn đã làm tăng sai giá trị của đồng Rup bên trong nước Nga.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng Thế giới đề xuất gói ứng phó khủng hoảng lên tới 170 tỷ USD tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708232 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708232 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10