Ngành cà phê đối diện với sự “già cỗi”

Nguyễn Việt 17/12/2018 07:10

Về lý thuyết, một ha khi tái canh trong ba năm sẽ mất đi 7,5 tấn cà phê. Theo đó, mỗi năm, sản lượng cà phê giảm do tái canh vào khoảng 300.000 tấn.

diện tích cà phê già cỗi lại đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê.

Diện tích cà phê già cỗi lại đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê.

Về lý thuyết, một ha khi tái canh trong ba năm sẽ mất đi 7,5 tấn cà phê. Theo đó, mỗi năm, sản lượng cà phê giảm do tái canh vào khoảng 300.000 tấn. Theo ông Đỗ Nguyễn Anh Tuấn - Phó trưởng ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam, Viện trưởng IPSARD, ngành cà phê Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, nguồn nước, dịch bệnh, giá cả biến động, cơ chế về thông tin thị trường... Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình cà phê chất lượng cao, bền vững từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, kho chứa,… 

Có thể bạn quan tâm

  • Ngày Cà phê Việt Nam lần 2 năm 2018: Phát triển cà phê Việt Nam bền vững

    Ngày Cà phê Việt Nam lần 2 năm 2018: Phát triển cà phê Việt Nam bền vững

    17:22, 23/11/2018

  • Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 6): Cà phê Việt Nam

    Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2018 (Kỳ 6): Cà phê Việt Nam "mờ nhạt" trên thị trường quốc tế  

    05:33, 13/03/2018

  • Sự trở lại của cà phê Việt Nam Đà Lạt tại Starbucks

    Sự trở lại của cà phê Việt Nam Đà Lạt tại Starbucks

    12:36, 08/01/2018

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm tới, Việt Nam cần tái canh khoảng 120.000 ha cà phê. Hiện năng suất trung bình vào khoảng 2,5 tấn/ha. Khi tái canh, khoảng ba năm tiếp theo vườn cà phê sẽ không cho thu hoạch. Về lý thuyết, một ha khi tái canh trong ba năm sẽ mất đi 7,5 tấn cà phê. Theo đó, mỗi năm, sản lượng cà phê giảm do tái canh vào khoảng 300.000 tấn.

Bài toán đặt ra là làm sao giữ được sản lượng ổn định, giá trị xuất khẩu. Lời giải mà ông Tuấn Anh đưa ra là áp dụng mô hình hợp tác công - tư giữa doanh nghiệp và nhà nước, nông dân. Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn chia sẻ, với mô hình trên, cả ba bên tham gia muốn gia tăng sản xuất, có đầu ra thị trường ổn định.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu; tổ chức vùng nguyên liệu ổn định, đạt tiêu chuẩn vũng bền. Chính phủ cần định hướng phát triển bền vững ngành hàng nông sản chủ lực. Tuy nhiên, người nông dân lại gặp khó về canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến chậm đổi mới.

Ngoài ra, sản lượng cà phê theo tiêu chuẩn còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ và yếu; chính sách hỗ trợ kém hiệu quả, ngân sách hạn chế. Đặc biệt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành cà phê đối diện với sự “già cỗi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO