Ngành điều khủng hoảng vì ngân hàng đồng loạt dừng giải ngân

Phương Thảo 22/07/2018 19:00

Nhiều ngân hàng đồng loạt không giải ngân nguồn vốn cho các doanh nghiệp điều, mặc dù trước đó ngân hàng đã ký kết hạn mức tín dụng với doanh nghiệp.

Khoảng 500.000 tấn điều thô nguyên liệu trị giá 800 triệu USD để doanh nghiệp chế biến những tháng cuối năm đang trên đường về Việt Nam, thậm chí đã nằm tại kho ngoại quan nhưng chưa được nhập vào Việt Nam.

Việc ngân hàng ngừng cho vay vốn chế biến điều khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ, lúng túng và gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp bởi 40-60% vốn cho nguyên liệu của điều tới từ ngân hàng.

Việc ngân hàng ngừng cho vay vốn chế biến điều khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ, lúng túng và gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp bởi 40-60% vốn cho nguyên liệu của điều tới từ ngân hàng.

Nguyên nhân là nhiều ngân hàng đồng loạt không giải ngân nguồn vốn mặc dù trước đó ngân hàng đã ký kết hạn mức tín dụng với doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa doanh nghiệp vừa không có nguyên liệu sản xuất, vừa có thể bị mất khoảng 80 triệu USD tiền đặt cọc.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, việc ngân hàng ngừng cho vay vốn chế biến điều khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ, lúng túng và gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp bởi 40-60% vốn cho nguyên liệu của điều tới từ ngân hàng.

Vậy vì sao các ngân hàng lại đồng loạt dừng giải ngân, đẩy doanh nghiệp điều đến nông nỗi này?

Theo ông Nguyễn Duy Tuân, Tổng Giám đốc Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Long An, do doanh nghiệp điều Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập nên thời gian dài qua, các nhà nhập khẩu đã cố tình găm hàng, đẩy giá.

Đến đầu năm 2018, giá điều thô đã vượt lên mức 2.000 USD/tấn khiến các ngân hàng e dè giải ngân vì cho rằng quá rủi ro. Không nêu đích danh trường hợp doanh nghiệp cụ thể nào bị ngân hàng cắt tín dụng nhưng ông Cao Đức Huy, thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) phân tích hệ lụy là, doanh nghiệp rơi vào tình huống trên buộc phải bán những gì đang có để có dòng tiền lấy hàng về nhằm giữ uy tín, tránh đền hợp đồng cho khách hàng. "Muốn có tiền nhanh nên phải bán rẻ. Doanh nghiệp nào cũng muốn bán nhanh nên giá hạ liên tục. Thực tế, họ cũng không có lựa chọn nào khác" - ông Huy giải thích.

Diễn biến này phù hợp với số liệu được Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương công bố. Theo đó, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng điều nhân Việt Nam trong tháng 6/2018 đạt 9.068 USD/tấn, giảm 337 USD/tấn (giảm 3,6%) so với tháng 5.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành điều lại “ngồi trên đống lửa”

    Ngành điều lại “ngồi trên đống lửa”

    07:10, 16/07/2018

  • Ngành điều lại lao đao

    Ngành điều lại lao đao

    05:56, 10/07/2018

  • Gỡ bỏ nghịch lý cho ngành điều

    Gỡ bỏ nghịch lý cho ngành điều

    06:45, 02/11/2017

Khi giá điều nhân xuống thấp, nghĩa là biên độ lợi nhuận ngành điều giảm, thậm chí lỗ, các ngân hàng càng thêm e dè nếu cho doanh nghiệp điều vay vì lo ngại rủi ro. Từ đó, nhiều doanh nghiệp lớn cũng bị vạ lây do ngân hàng xét duyệt khó khăn hơn, thậm chí ngừng cho vay tiếp khi đến kỳ đáo hạn khiến rất nhiều doanh nghiệp ngành điều rơi vào khủng hoảng.

Theo thống kê sơ bộ của Vinacas, tỉnh Bình Phước có khoảng 600 nhà máy chế biến điều thì 480 doanh nghiệp đang ngưng hoạt động; Long An có 33 nhà máy thì 21 ngưng hoạt động, các doanh nghiệp đang hoạt động thì công suất giảm đáng kể.

Giới trong ngành cho rằng, lẽ ra, thông tin doanh nghiệp điều khó khăn phải được công bố trong nhiều năm trước. Thế nhưng, họ cố cầm cự để tiếp tục hoạt động nhằm che mắt ngân hàng và đối tác.

Trong khi nguyên liệu điều trong nước chỉ đáp ứng được 25% cho nhu cầu chế biến thì câu chuyện nguồn vốn và nguyên liệu với doanh nghiệp đang là bài toán khó giải cho ngành xuất khẩu tỷ "đô" này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành điều khủng hoảng vì ngân hàng đồng loạt dừng giải ngân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO