Ngành dược Việt Nam lại đón sóng M&A

Ngọc Hà 04/05/2019 13:52

M&A ngành dược lại tiếp tục sôi động, "tạo sóng" trên thị trường trong năm 2019.

Mới đây nhất, CTCP Ðầu tư và phát triển Nguyễn Kim đã công bố chào mua công khai cổ phiếu LDP của CTCP Dược Lâm Ðồng - Ladophar niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX). Trong đợt đăng ký chào mua này, Nguyễn Kim muốn mua vào 1.364.543 cổ phiếu, tương đương 17,43% lượng cổ phiếu đang lưu hành của LDP. Thời gian dự kiến hoàn tất việc chào mua đến ngày 10/5/2019.

Gần như cùng thời điểm là trường hợp nhà đầu tư đến từ Nhật, Taisho chào mua công khai 28,3 triệu cổ phiếu Dược Hậu Giang tương đương khoảng 3.400 tỷ đồng. Theo đó, trong trường hợp, thương vụ thành công, cùng với số cổ phần hiện có, Taisho sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Dược Hậu Giang lên tỷ lệ chi phối 56,68%.

Doanh nghiệp ngành dược Việt Nam tiếp tục “dập dềnh sóng” đầu tư ngoại thông qua hoạt động M&A.

Doanh nghiệp ngành dược Việt Nam tiếp tục “dập dềnh sóng” đầu tư ngoại thông qua hoạt động M&A.

Dồn dập thương vụ nâng tỷ lệ sở hữu

Theo nhiều nhận định, Dược Hậu Giang được đánh giá là một trong những doanh nghiệp dược nội địa lớn nhất Việt Nam xét về doanh thu và vốn hóa thị trường. Đây cũng là công ty dược duy nhất nằm trong top 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018, được Forbes định giá 53,7 triệu USD.

Theo đó, sản phẩm của Dược Hậu Giang tập trung vào các dòng thuốc generic cơ bản, giá rẻ như kháng sinh, giảm đau hạ sốt và tim mạch với danh mục hơn 300 sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng có hệ thống phân phối rộng khắp, tổng doanh thu của Công ty năm 2018 đạt xấp xỉ 4.420 tỷ đồng – chiếm gần 5% thị phần tổng thị trường dược phẩm.

Việc hợp tác với đối tác Nhật Bản, được các chuyên gia ví như “đi trên vai người khổng lồ” Dược Hậu Giang. Cụ thể, không chỉ giúp Dược Hậu Giang nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mà người dùng trong nước cũng được hưởng nhiều lợi ích gia tăng.

Ngoài ra, một trong những  thương vụ đáng chú ý khác cũng gây ra sự chú ý từ thị trường M&A dược phẩm, mà lại đến từ doanh nghiệp nội,  đó là CTCP Ðầu tư và phát triển Nguyễn Kim cũng mong muốn được nâng tỷ lệ sở hữu lê 51,15% để nắm quyền chi phối.

Bên cạnh đó, thì cũng phải kể đến việc, CTCP Pymepharco (PME) hoàn tất tăng room ngoại lên 100% vào tháng 11, giúp Stada Service Holding nhanh chóng nâng tỷ lệ sở hữu lên 62% và nắm quyền chi phối doanh nghiệp trong năm 2018.

Nhìn lại bức tranh thị trường M&A ngành dược trong 2 năm trở lại đây có thể thấy, không chỉ doanh nghiệp trong ngành mà cả những doanh nghiệp tay ngang công nghệ cũng đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ, phân phối dược phẩm thông qua M&A. Trong đó có thể kể đến như Thế giới di động mua lại chuỗi dược phẩm Phúc An Khang, FPT Retails mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu…

Lý giải một phần nguyên nhân dẫn đến sự “sôi động” của thị trường có thể kể đến như Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã có hiệu lực. Chính điều này đã tạo động lực khiến “làn sóng” M&A ngành dược này trở nên mãnh liệt hơn so với  giai đoạn 2016 - 2017, khi Nghị định quy định về các doanh nghiệp đại chúng có thể nới room ngoại lên 100% thay vì con số 49% như trước đó.

Có thể bạn quan tâm

  • “Mở van” cho ngành dược

    “Mở van” cho ngành dược

    11:01, 28/04/2019

  • Ngành dược phẩm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

    Ngành dược phẩm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

    03:25, 24/02/2019

  • Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường tỷ đô ngành dược phẩm, thiết bị y tế

    Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường tỷ đô ngành dược phẩm, thiết bị y tế

    00:11, 19/07/2018

Áp lực làm chủ nguồn nguyên liệu

Chính vì vậy, trong giai đoạn 2019-2020, với việc nhiều doanh nghiệp dược nằm trong danh sách thoái vốn nhà nước, cũng như nhận được nhiều sự quan tâm của cổ đông ngoại, hoạt động M&A trong lĩnh vực dược phẩm dự báo sẽ tiếp tục sôi động.

Tuy nhiên, bên cạnh sức hấp dẫn của thị trường ngành dược Việt Nam được xem là nguyên nhân khách quan bên cạnh chính sách nâng tỷ lệ room cho nhà đầu tư ngoại cởi mở hơn thì vẫn còn những tồn tại mà ngành dược cần phải khắc phục nếu tiếp tục duy trì sức hấp dẫn của mình.

Cụ thể, theo một khảo sát với các doanh nghiệp trong ngành của Vietnam Report thực hiện cuối năm ngoái, “Quy trình đấu thầu thuốc bệnh viện – kênh ETC” và vấn đề “Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài” đang là những rào cản lớn nhất đối với thị trường ngành dược Việt Nam hiện nay.

Theo đó, nguyên nhân được cho là xuất phát từ chính sách và thang điểm đấu thầu thuốc hiện nay vẫn bị nhiều doanh nghiệp đánh giá chưa phù hợp.

Bên cạnh đó một “điểm trừ” khác được các nhà đầu tư chỉ ra đó là nguyên liệu sản xuất đầu vào bị phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, khoảng 90% và chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành dược dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá hay những cú sốc về nguồn hàng cung cấp; cộng thêm chi phí nhập khẩu khiến giá thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng dự báo rằng, thách thức mà ngành dược Việt Nam phải đối mặt đó là khi các hiệp định FTA có hiệu lực sẽ làm giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc ngoại nhập.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành dược Việt Nam lại đón sóng M&A
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO