Đại dịch "thách thức" ngành giáo dục

PGS.TS TẠ VĂN LỢI – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) 20/11/2021 12:50

Cần hỗ trợ cho một số đầu tư trong việc cấp quỹ soạn và chuyển thể các bài giảng từ offline sang online để duy trì sự phát triển bền vững của ngành giáo dục.

Do dịch bệnh COVID-19 tấn công thẳng vào con người, nên việc giảng dạy trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn và ngành giáo dục đã phải chuyển sang giảng dạy bằng hình thức online.

>>Ngày 20/11 nói về chuyện “thật” của ngành giáo dục

PGS.TS Tạ Văn Lợi – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân).

PGS.TS Tạ Văn Lợi – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân).

Theo nghiên cứu của trường đại học Kinh tế quốc dân, việc học trực tuyến có ảnh hưởng đến chất lượng, từ bài giảng, phương pháp giảng dạy cho đến sự tương tác do chất lượng đường truyền.

Nếu học trực tiếp sẽ có sự tương tác và chất lượng cao hơn. Thời gian đầu học online có nhiều ý kiến cho rằng, với đường truyền và thiết bị tốt thì việc giảng dạy online cũng sẽ có chất lượng tốt. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu đã cho thấy sự tương tác mới quyết định đến hiệu quả giảng và học.

Do đó, việc này đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục, nếu tiếp tục giảng dạy bằng hình thức online hoặc một nửa online và offline đòi hỏi phải thiết kế lại bài giảng, chương trình, phương pháp giảng dạy để gia tăng sự tương tác cho học sinh, sinh viên trong môi trường ảo thì mới đảm bảo được chất lượng của ngành giáo dục.

>>Điều tuyệt vời của nghề giáo

Ở góc độ khác, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều giáo viên không thể tiếp tục công tác giảng dạy, thậm chí phải bỏ nghề, vấn đề này cũng tùy thuộc ở từng cấp học. Với các bậc học cấp dưới, đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến thu nhập của giáo viên do câu chuyện học offline và online dẫn đến chi phí học có sự khác nhau.

Như vậy, nếu không có sự hỗ trợ từ nhà nước thì sẽ dẫn đến các bậc học đó gặp nhiều khó khăn. Tại bậc học mẫu giáo hay phổ thông đã phải dừng do không thể thực hiện việc hướng dẫn học sinh trên môi trường học online. Các giáo viên ở các bậc học này gặp nhiều khó khăn nhất.

Còn đối với các bậc học khác thì vẫn có thể duy trì đào tạo nhưng phải chuyển đổi phương pháp giảng dạy, giáo trình, tài liệu theo hình thức giảng online. Với áp lực của xã hội, chi phí giảng online thấp hơn giảng offline, trong khi nhà nước lại không có một quỹ ban đầu để đầu tư cho việc soạn bài giảng online, nên đã buộc một số trường phải cắt giảm học phí để đáp ứng nhu cầu và áp lực xã hội.

từ đại dịch này đã bộc lộ ra một hướng đi mới, đó là khả năng sau này ngành giáo dục, đào tạo phải chuyển đổi số nhiều hơn nữa.

Từ đại dịch đã đưa ra một hướng đi mới, đó là ngành giáo dục phải chuyển đổi số nhiều hơn.

Việc này đã làm cho thu nhập của giảng viên và giáo viên bị giảm xuống, với một số trường không có quỹ dự phòng sẽ dẫn đến một số giảng viên gặp khó khăn và không trụ lại được với nghề.

Do đó, giải pháp để hỗ trợ các giảng viên, giáo viên lúc này là nhà nước cần tính đến việc hỗ trợ không chỉ với vai trò như một người lao động bị mất việc, mà cần hỗ trợ cho một số đầu tư trong việc cấp quỹ soạn và chuyển thể các bài giảng từ offline sang online để duy trì sự phát triển bền vững của ngành.

Về kỳ vọng của ngành giáo dục trong thời gian tới, theo tôi hiện nay đang có hai xu thế lớn của ngành giáo dục. Thứ nhất, từ đại dịch này đã đưa ra một hướng đi mới, đó là ngành giáo dục, đào tạo phải chuyển đổi số nhiều hơn nữa.

Đặc biệt là xu thế chuyển đổi số với một số tài liệu không cần sự tương tác thì có thể chuyển đổi số hoàn toàn. Với những tư liệu cần có sự tương tác thì phải có những bài giảng và phương pháp giảng dạy mới. Đây là xu thế mà các quốc gia sẽ đẩy mạnh, trong đó ngành giáo dục Việt Nam cũng phải triển khai nhanh việc này.

Thứ hai, khi khoa học phát triển, một số quốc gia đã tìm ra được thuốc điều trị COVID-19 thì họ lại triển khai và duy trì hình thức đào tạo offline. Hai xu hướng này ở Việt Nam chắc chắn cũng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho ngành giáo dục Việt Nam khi giảng dạy bằng hình thức online nhưng chưa đầy đủ các điều kiện về bài giảng, đường truyền, tỉ lệ người dân sử dụng máy tính, điện thoại để truy cập học online. Điều này một lần nữa cho thấy, chúng ta lại bị thua thiệt và gặp khó khăn trong đào tạo và giảng dạy.

Một thách thức nữa là Việt Nam cần phải đẩy nhanh vaccine, nếu sản xuất được thuốc thì lúc này mới lại tiếp tục triển khai giảng dạy offline. Khi đó mới đạt được mục tiêu đã đề ra của Nhà nước về phát triển ngành giáo dục trong tương lai.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp xin được gửi đến các thầy giáo, cô giáo lời chúc mừng nồng nhiệt, lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch Quốc hội: Truyền thống dân tộc là tôn sư trọng đạo

    02:00, 20/11/2021

  • Nhớ nghề

    04:00, 20/11/2021

  • Đại dịch và công việc của Nhà giáo

    04:30, 20/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại dịch "thách thức" ngành giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO