Ngành sản xuất giảm tốc do tăng trưởng đơn hàng “yếu ớt”

Diendandoanhnghiep.vn Thực tế đáng quan ngại về ngành sản xuất là số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng yếu nhất trong hơn một năm, từ đó sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tăng chậm hơn.

>>>Khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước sản xuất thuốc hiếm

S&P Global vừa công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) tháng 10/2022. Báo cáo chỉ rõ, mặc dù điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện vào đầu quý 4/2022, nhưng đã có dấu hiệu chững lại trong bối cảnh tăng trưởng đơn hàng mới yếu hơn.

PMI trong tháng 10/2022 giảm xuống 50,6 điểm so với mức 52,5 điểm trong tháng 9/2022 cho thấy, các điều kiện hoạt động trong tháng về tổng thể vẫn cải thiện, nhưng kết quả này là mức thấp nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng gần đây.

PMI trong tháng 10/2022 giảm xuống 50,6 điểm là mức thấp nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng gần đây.

PMI trong tháng 10/2022 giảm xuống 50,6 điểm so với mức 52,5 điểm trong tháng 9/2022 cho thấy, các điều kiện hoạt động trong tháng về tổng thể vẫn cải thiện, nhưng kết quả này là mức thấp nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng gần đây.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết: “Dữ liệu PMI tháng 10 cho thấy những dấu hiệu đầu tiên rằng tình trạng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng tại các nhà sản xuất của Việt Nam khi cả số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu đều tăng với tốc độ yếu nhất trong 13 tháng. Những lo ngại về tình trạng nhu cầu cũng ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh”.

Cụ thể, nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tổng thể chậm lại trong tháng 10 là mức tăng yếu hơn của số lượng đơn đặt hàng mới.

Theo đó, tổng số lượng đơn đặt hàng mới chỉ tăng nhẹ, với mức tăng ít nhất từ khi bắt đầu thời kỳ tăng hiện nay vào tháng 10/2021. Khi các đơn đặt hàng mới tăng lên, điều này có liên quan đến nhu cầu mạnh hơn, giá cả cạnh tranh và việc đảm bảo khách hàng mới. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm dần, bao gồm cả xuất khẩu cũng tăng với tốc độ chậm hơn.

>>>Đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu

>>>PMI tháng 6 thấp nhất trong 13 tháng qua

Các nhà sản xuất tiếp tục mở rộng sản xuất vào đầu quý cuối cùng của năm để đáp ứng số lượng các đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. Điều này cho thấy, phù hợp với xu hướng kinh doanh mới và trong bối cảnh nhu cầu có dấu hiệu giảm, tốc độ mở rộng đã giảm bớt và ở mức thấp nhất trong ba tháng. Sản lượng tăng được thấy ở các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, hàng trung gian và hàng đầu tư.

Tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm trong tháng 10, đảo ngược mức tăng đã thấy trong kỳ khảo sát trước đó. Sự sụt giảm lượng hàng tồn kho trước khi sản xuất trên thực tế là đáng kể trong 16 tháng giữa bối cảnh lượng đơn đặt hàng và mua mới tăng trưởng chậm hơn, trong khi kho thành phẩm thường giảm do tốc độ mở rộng sản xuất chậm hơn.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào nhanh hơn nhưng vẫn tương đối thấp và chậm hơn nhiều so với thời gian trước đó trong năm. Những người được hỏi cho rằng giá đầu vào tăng liên quan đến chi phí dầu, khí đốt, nguyên liệu thô và vận tải cao hơn. Mức tăng giá đầu ra cũng không thay đổi và thực sự giảm nhẹ từ tháng 9.

Trong tháng thứ ba liên tiếp, thời gian giao hàng của các nhà cung cấp đã rút ngắn một chút trong tháng 10, cho thấy chuỗi cung ứng tiếp tục ổn định sau một thời gian gián đoạn liên tục. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng trưởng nhanh hơn đã làm giảm áp lực lên các nhà cung cấp, mặc dù vẫn có một số sự cố chậm trễ do thiếu nguyên liệu và các khó khăn trong khâu vận chuyển.

Mặc dù, các đơn đặt hàng mới dự kiến sẽ được cải thiện và dịch Covid-19 không còn gây gián đoạn sản xuất, giúp các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, song niềm tin đã giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng với một số lo ngại về dấu hiệu nhu cầu suy yếu.

Tuy nhiên, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhận định: “Tình trạng sản lượng và việc làm tiếp tục tăng cùng áp lực giá cả và nguồn cung giảm có thể giúp ngành sản xuất tiếp tục xu hướng tăng trong cuối năm”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành sản xuất giảm tốc do tăng trưởng đơn hàng “yếu ớt” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714417270 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714417270 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10