Ngành Thép còn khó khăn kéo dài đến quý II/2023

Diendandoanhnghiep.vn Nhu cầu trong nước sụt giảm, thị trường xuất khẩu không thuận lợi do suy thoái, khiến các doanh nghiệp ngành thép có thể đối diện với nhiều khó khăn, thách thức có thể kéo dài đến quý II/2023.

>>>Kịch bản cho ngành thép và Hoà Phát năm 2023

Nhu cầu sụt giảm, ngành thép có thể phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài đến quý II/2023.

Nhu cầu sụt giảm, doanh nghiệp ngành thép có thể phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài đến quý II/2023.

Doanh nghiệp thua lỗ

Theo bản công bố thông tin mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG, hay còn gọi là Thép Hòa Phát) cho biết, quý IV/2022 doanh thu đạt 26.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận sau thuế âm gần 2.000 tỷ đồng, tiếp tục lao xuống đáy mới sau quý 3 vừa ghi nhận lỗ hơn 1.700 tỷ.

Lũy kế cả năm 2022, Thép Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Năm 2022, Thép Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC).

Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng là thép xây dựng và HRC. Thép xây dựng ghi nhận 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và đóng góp 59% trong tổng sản lượng thép các loại. Trong đó xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn. Thị phần trong nước tiếp tục được củng cố ở vị trí dẫn đầu với gần 35%.

Thị trường xuất khẩu Thép Hòa Phát đã mở rộng ở 5 châu lục. Việc khai thác các thị trường xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Mặt hàng HRC đạt hơn 2,6 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Bên cạnh các dòng sản phẩm thép truyền thống, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất thành công các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép cuộn làm thành lốp ô tô, đinh vít, và thép thanh vằn đóng cuộn. Dự án nhà máy sản xuất container đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức ra sản phẩm trong Quý I/2023.

Hoà Phát cho biết, ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Hòa Phát đã và đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Tương tự, Tổng công ty Thép Việt Nam – VNSteel (UpCOM: TVN) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, quý cuối năm 2022, Vnsteel ghi nhận doanh thu đạt 8.099 tỷ đồng, giảm 27,19% so với cùng kỳ năm 2021; doanh nghiệp lỗ 410 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ lỗ 211 tỷ đồng.

Lũy kế năm 2022, doanh thu của VNSteel đạt 38.732 tỷ đồng, so với năm 2021 là 40.857 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 5%. Sau khi trừ các chi phí, VNSteel lỗ 831 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi đó năm 2021, doanh nghiệp lãi 709 tỷ đồng.

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của VNSteel giảm 15,4% so với đầu năm, từ 27.394 tỷ đồng xuống còn 23.178 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 10.125 tỷ đồng và tài sản dài hạn đạt 13.377 tỷ đồng.

Nợ phải trả của của VNSteel tính tới cuối năm 2022 giảm mạnh từ 16.525 tỷ đồng xuống còn 13.362 tỷ đồng. Do làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu bị tụt giảm từ 10.869 tỷ đồng xuống còn 9.816 tỷ đồng (tức hụt 1.053 tỷ đồng).

Một doanh nghiệp khác trong ngành thép là Công ty CP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) cũng có kết quả kinh doanh thua lỗ nặng. Theo đó, quý IV/2022, thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt gần 4.300 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, trong kỳ, doanh nghiệp ngành thép kinh doanh dưới giá vớn, với gần 4.489 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp về của thép Nam Kim ghi nhận âm hơn 149 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương hơn 1.057 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 55,2% so với cùng kỳ, xuống còn 47 tỷ đồng. Mặc dù doanh nghiệp đã tiết giảm đáng kể chi phí tài chính và giảm mạnh chi phí bán hàng từ 516 tỷ đồng, còn 152 tỷ đồng, tương đương giảm 70,5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn gấp đôi lên gần 45 tỷ đồng, kéo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này ghi nhận âm gần 400 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương hơn 495 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp lỗ hơn 356 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2022.

Luỹ kế cả năm 2022, thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt hơn 23.071 tỷ đồng, giảm hơn 18% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ hơn 66,7 tỷ đồng, trong khi năm 2021 doanh nghiệp lãi ròng  2.225 tỷ đồng.

>>>Khó khăn “bủa vây” ngành thép

Khó khăn còn kéo dài

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 29,3 triệu tấn, giảm gần 12% so với năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn, giảm hơn 7%. Trong đó xuất khẩu giảm hơn 19%. Chênh lệch giữa sản xuất và bán hàng lên đến hơn 2 triệu tấn thép thành phẩm.

VSA đánh giá, đối với ngành thép Việt Nam, 2022 là một năm đầy thách thức khi thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn và thua lỗ. Do đó, VSA nhận định, ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý II/2023.

Trong báo cáo cập nhập ngành thép mới đây, chứng khoán SSI cũng cho rằng, nhu cầu trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo Bộ Xây dựng, số lượng căn hộ mới được cấp phép xây dựng trong 3 quý đầu năm 2022 giảm 41% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tiến độ của các dự án đang tồn đọng cũng có thể bị chậm lại, do vấn đề thanh khoản của chủ đầu tư bất động sản.

Kênh hộ gia đình (từng có khả năng phục hồi tốt hơn) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của nền kinh tế nói chung, với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cao hơn. SSI cho rằng, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể giảm ở mức một con số vào năm 2023.

“Nhìn vào các dữ liệu trong quá khứ có thể thấy ngành thép Việt Nam đã từng đối mặt với điều này trước đây. Doanh thu thép xây dựng giảm 7% so với cùng kỳ trong năm 2022. Tuy nhiên, việc tăng tốc đầu tư công có thể giúp bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng”, SSI nhận định.

Theo SSI, giá thép có thể ít biến động hơn trong năm 2023 do nhu cầu của Trung Quốc ổn định. Sau khi giảm 2-4% trong năm 2022, nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ không thay đổi hoặc phục hồi nhẹ trong khoảng 1-2% trong năm 2023, điều này được thúc đẩy bởi việc mở cửa trở lại trong những tháng đầu năm.

Mặc dù vậy, SSI nhận định, giá thép khó có thể tiếp tục phục hồi đáng kể vì nhu cầu toàn thế giới còn yếu. Ngoài ra, nhu cầu thấp và mức dư cung lớn ở thị trường trong nước có thể gây áp lực lên giá bán của các nhà sản xuất Việt Nam. SSI cũng dự báo, xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.

“Giá thép và nguyên liệu thô ổn định hơn có thể giúp ổn định lợi nhuận của các công ty thép trong năm 2023. Tuy nhiên, nhu cầu yếu có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng thấp, chỉ ở mức 60-75%, điều này sẽ gây áp lực lên doanh thu, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm tới. Ngoài ra, khoảng cách giá giữa Việt Nam và các thị trường khác ngày càng thu hẹp sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2020-2021”, SSI nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành Thép còn khó khăn kéo dài đến quý II/2023 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713544119 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713544119 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10