Ngành thép "gồng mình" về đích

Nha Trang 16/07/2018 11:23

Mặc dù đạt mức tăng trưởng khả quan 6 tháng đầu năm 2018, tuy nhiên để đạt mục tiêu đề ra cả năm doanh nghiệp ngành thép sẽ phải vượt qua không ít khó khăn.

Tăng trưởng khả quan

Theo Bộ Công Thương, trong nửa đầu năm 2018, ngành thép trong nước có sự tăng trưởng tốt. Tính chung 6 tháng, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 43,7%; 5,3% và 16% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả này có được chủ yếu do kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản được triển khai trong năm 2018. Bên cạnh đó, việc giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ chú trọng, triển khai ngay từ những tháng đầu năm tạo tiền đề tốt cho tăng trưởng của ngành.

Dự báo, ngành thép 2018 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Trong đó, sản xuất thép xây dựng tăng trưởng 10%, thép lá cuộn cán nguội tăng 5%, thép ống hàn tăng 15% và sản xuất tôn mạ và sơn phủ màu tăng 12%.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, từ nay đến cuối năm 2018, dự kiến có nhiều dự án được đưa vào hoạt động, như: Tập đoàn Hoa Sen đưa thiết bị dây chuyền cán nguội, mạ kẽm, mạ màu với công suất 350.000 tấn/năm vào sản xuất; Tập đoàn Hòa Phát đưa lò cao giai đoạn 1 tại tỉnh Quảng Ngãi với công suất 2 triệu tấn/năm vào hoạt động, lò cao số 2 của Formosa Hà Tĩnh với công suất 3,8 triệu tấn/năm cũng sẽ được đưa vào sản xuất…

Thách thức chờ phía trước

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định, với những yếu tố thuận lợi, trong năm 2018, ngành thép Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, khoảng 17-18%, thậm chí 20% so với năm 2017.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, ông Sưa e ngại, thời gian tới, ngành thép sẽ phải trải qua không ít khó khăn, thách thức như: phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ thương mại, tức các nước sẽ dựng nên hàng rào thuế quan để ngăn cản việc xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể là các vụ kiện của Hoa Kỳ, Australia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam.

Đáng chú ý là quyết định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép và nhôm dưới hình thức tăng thuế do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành. Theo đó, một số sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ phải chịu mức thuế cao, 25% với thép và 10% với nhôm.

Đây là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng để có thể đảm bảo tăng trưởng bền vững và đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra là 5 triệu tấn trong năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Triển vọng của ngành thép Việt

    Triển vọng của ngành thép Việt

    10:28, 04/07/2018

  • Bài toán năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt

    Bài toán năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt

    04:37, 25/06/2018

  • Đầu tư vào ngành thép Việt Nam sẽ thế nào sau quyết định của Trump?

    Đầu tư vào ngành thép Việt Nam sẽ thế nào sau quyết định của Trump?

    15:23, 09/03/2018

 Trước tình hình này, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thế giới hiện nay đang rộ lên phong trào về chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các nước đang tích cực sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để kiện lại hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Sưa, việc sử dụng công cụ bảo hộ thương mại sẽ tạo ra hàng rào thuế quan cản trở việc xuất khẩu thép của Việt Nam sang các nước, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Ngành thép sẽ phải đóng thêm một khoản chi phí, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép sẽ giảm đi.

Ông Sưa cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng của ngành thép, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt nguồn thép nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước; tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều như hiện nay.

Để chống lại các vụ phòng vệ thương mại của các nước đối với sản phẩm thép xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Sưa khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của mình vì chỉ có nâng cao được năng lực cạnh tranh mới có thể mở rộng thị trường xuất khẩu; phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế cũng như luật lệ thương mại của các nước xuất khẩu sang để hạn chế những thiệt hại không đáng có.

Đồng thời, nên tránh tập trung vào một vài thị trường để khi sản lượng xuất khẩu tăng lên, họ có cớ kiện lại và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngăn cản việc xuất khẩu của chúng ta”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành thép "gồng mình" về đích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO