Ngập lụt bắt nguồn từ "nhân tai" và "thiên tai"

Diendandoanhnghiep.vn Ngập úng và thoát nước đô thị là do điều kiện tự nhiên môi trường, quy hoạch, quá trình bê tông hóa, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu.

>>Phiên chất vấn hứa hẹn sẽ “sôi động”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang) về tình trạng ngập úng đô thị xảy ra ở khắp nơi tương đối cao như Lào Cai, Đà Lạt, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, TP. HCM, Cần Thơ hay ở Hà Nội mưa là lụt và ngập, chiều 3/11.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: QH

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh quy hoạch có tính tới việc thoát nước, chống nước biển dân; tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ các công trình thoát nước theo quy hoạch, tăng cường thanh tra kiểm tra để việc thoát nước đạt được yêu cầu đề ra.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) nêu vấn đề, hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều dự án nhà ở, dự án khu đô thị sau một thời gian sử dụng thì hạ tầng xuống cấp, đường xá, vỉa hè… nhưng không thể nâng cấp, làm mất cảnh quan đô thị và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

>>Các nội dung chất vấn sẽ rất “nóng”

>>Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm rõ vấn đề này có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng không và nếu có, sẽ giải quyết như thế nào trong thời gian sắp tới?

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, nhiều địa phương trong cả nước đã phát triển các dự án nhà ở, dự án đô thị khác nhau về cả quy mô và chất lượng hạ tầng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nhiều dự án chưa bàn giao đã xuống cấp. Nguyên nhân là do quy định pháp luật về xây dựng đô thị mới chỉ mang tính nguyên tắc, do đó bàn giao quản lý còn lúng túng khi thực hiện, dự án kéo dài nên bị ảnh hưởng.

“Nhiều dự án chủ đầu tư không thực hiện duy tu bảo dưỡng, nguồn lực quản lý chính quyền đô thị còn chưa tốt”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.

đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang). Ảnh: QH

Do đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, trong thời gian tới Bộ sẽ tập trung giải pháp rà soát quy định pháp luật để quy định rõ hơn trách nhiệm chủ đầu tư. Quy định rõ cơ quan nhà nước thẩm định dự án hạ tầng đô thị, đề xuất sửa đổi một số Nghị định về nội dung này, trong đó có xử phạt hành chính nếu không tuân thủ.

Nêu câu hỏi về nhà ở xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP. HCM) cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua chủ yếu từ nguồn lực xã hội hóa, do vậy, việc hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội phụ thuộc phần lớn vào các chủ đầu tư dự án.

Mặt khác, quy định pháp luật về nhà ở chưa đảm bảo cho việc tạo nguồn cung nhà ở xã hội và chưa nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án. Chính vì vậy, nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian qua còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân, viên chức, người lao động.

Vậy, trong thời gian tới Bộ Xây dựng có ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách gì để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là hỗ trợ vốn và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quy trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội?

Đồng thời, có biện pháp như thế nào để đảm bảo hiệu lực trong thực hiện các quy định về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, chủ đầu tư và đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân, viên chức, người lao động có thu nhập thấp?

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Thái Bình). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Thái Bình). Ảnh: QH

Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong những năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này vẫn còn một số tồn tại, khó khăn. Cụ thể là hành lang pháp lý vẫn còn vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ (TP. HCM). Ảnh: QH

Về tổ chức thực hiện vẫn còn khó khăn đó là ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; một số địa phương chưa chú trọng việc này để tập trung nguồn lực đầu tư hoặc phát triển quỹ đất...

Cho rằng tình hình triển khai, phát triển nhà ở xã hội còn chưa đạt yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, các bộ ngành cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, tháo gỡ những nút thắt cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngập lụt bắt nguồn từ "nhân tai" và "thiên tai" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713570211 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713570211 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10