Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

NGUYỄN VIỆT 22/10/2021 06:00

Ngày 22/10 Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố.

Trong phiên họp buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 22/10 Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).p/Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 22/10 Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Dự thảo Luật lần này nếu được thông qua sẽ có những tác động rất cụ thể. Trước hết sẽ tiếp cận thông lệ thị trường bảo hiểm quốc tế và sẽ mở rộng được thị trường này ở 2 khía cạnh: Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tham gia thị trường Việt Nam, tạo ra lựa chọn phong phú hơn cho những người muốn tham gia bảo hiểm. Khi hoạt động này được tạo điều kiện thì chắc chắn việc chăm sóc với người dân cũng sẽ đạt chất lượng tốt hơn. Và cũng có những hành lang pháp lý để quản lý tốt hơn hoạt động này.

Tuy nhiên, tại kỳ họp Thường vụ Quốc hội gần đây, liên quan đến quyền, lợi ích của người mua bảo hiểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - Lê Thị Nga cho rằng, mục đích của việc mua bảo hiểm là để bù đắp các tổn thất, khắc phục thiệt hại do rủi ro ngẫu nhiên, mà vi phạm pháp luật do vô ý cũng là một sự việc không mong muốn. Cá nhân tuy có thể thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

“Do đó, đề nghị làm rõ lý do của việc loại bỏ trường hợp này, quy định như vậy có bảo vệ được quyền lợi của người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hay không, nhất là trong trường hợp mua bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới?”, bà Nga nêu quan điểm.

Thậm chí, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Lê Thị Nga thẳng thắn, quy định về vô hiệu không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, không bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Bởi theo quy định tại khoản 2, Điều 131 Bộ luật Dân sự, khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại toàn bộ chi phí cho bên mua bảo hiểm mà không được trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào. Đồng thời, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Có thể bạn quan tâm

  • Hài hòa lợi ích để phát triển thị trường bảo hiểm: Cân bằng lợi ích

    16:00, 21/10/2021

  • Hài hòa lợi ích để phát triển thị trường bảo hiểm: Chưa tiệm cận thực tế

    11:00, 21/10/2021

  • Hài hòa lợi ích để phát triển thị trường bảo hiểm

    04:05, 21/10/2021

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong phiên làm việc buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

­Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020.

Sau giờ giải lao, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc: Ổn định kinh tế vĩ mô là hàng đầu, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên

    01:20, 22/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

    00:30, 22/10/2021

  • Đề xuất 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động

    16:54, 21/10/2021

  • Công tác an sinh thực hiện bài bản và có lộ trình

    16:22, 21/10/2021

  • Hài hòa lợi ích để phát triển thị trường bảo hiểm: Cân bằng lợi ích

    16:00, 21/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: "Nhân dân mong đợi những quyết sách tại Kỳ họp này"

    15:42, 21/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO