Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại Diễn đàn "Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
>>NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Di sản văn hoá và phát triển bền vững
Chia sẻ tại phiên tọa đàm, TS Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu du lịch Việt Nam cho hay, với du lịch, văn hóa là nền tảng để phát triển, Việt Nam với tài nguyên văn hóa phong phú qua ngàn đời, di sản văn hóa không chỉ là di sản đơn thuần mà là nguồn lực để phát triển du lịch.
Ông Tuấn cho biết, ở những giai đoạn trước, việc bảo tồn du lịch thường tập trung vào vị bảo tồn, nhưng ở thời điểm hiện tại, bảo tồn vị nhân sinh đang được phát huy. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn trên nguồn tài nguyên văn hóa có sẵn.
Song, ông Tuấn cũng quan ngại, trong quá trình đó, nhiều đơn vị chưa chú trọng giá trị bảo tồn mà chỉ mới đang khai thác kinh tế. Một số doanh nghiệp đầu tư phát triển nhưng không chú trọng đến việc bảo tồn, một số khác nôn nóng khai thác lợi nhuận, xây dựng công trình làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến di sản.
Hay một số công trình sử dụng nguồn lực của nhà nước, việc đầu tư nhưng không đặt ra kế hoạch khai thác như thế nào gây lãng phí nguồn lực.
TS Nguyễn Anh Tuấn đưa ra thông điệp về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Việt Nam: “Chúng ta phải có trách nhiệm trong quá trình khai thác để phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp thể hiện được vai trò của mình trong quá trình khai thác đồng hành với bảo tồn cho thế hệ tương lai để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững” – ông Tuấn nói.
Cũng tại Diễn đàn, Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cũng chia sẻ câu chuyện thiết kế những chiếc áo dài cho các chính khách, lãnh đạo và cả những doanh nhân. Ông cho biết khi thiết kế những chiếc áo dài này ông luôn đưa câu chuyện về văn hóa, họa tiết đặc trưng của đất nước để có thể truyền tải những câu chuyện về văn hóa Việt Nam.
Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, việc sử dụng văn hóa truyền thống để gắn kết, mở đầu cho những câu chuyện đã thúc đẩy cho những cuộc đối ngoại, làm việc được tốt đẹp hơn.
Trăn trở về phát huy truyền thống và truyền tải văn hóa Việt, giới thiệu đến quốc tế, ông Nam hi vọng rằng cộng đồng doanh nhân cùng nhau xây dựng, đóng góp trong việc lan tỏa những hình ảnh đẹp của áo dài Việt Nam, đưa vào đó những hình ảnh về văn hóa Việt để giao lưu văn hóa.
Có thể bạn quan tâm
NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Di sản văn hoá và phát triển bền vững
11:23, 23/11/2022
[TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa"
10:30, 23/11/2022
NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Trình diễn Áo dài cổ phục Việt
09:14, 23/11/2022
Khai mạc Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam và Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống
07:00, 23/11/2022