NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM: Doanh nhân giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Diendandoanhnghiep.vn Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, bên cạnh vai trò của nhà nước, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản.

>>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa" 

Phát biểu tại Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá”, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần làm nên giá trị văn hóa, tinh thần hồn cốt, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc.

Diễn

Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá” sáng ngày 23/11.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là lớp lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành, kế tục và phát triển. Ngày nay, di sản văn hoá ngày càng chứng minh vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hoá, đa dạng văn hoá. Vì vậy, việc bảo tồn các di sản, di tích cùng với các giá trị về văn hóa tinh thần là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ông Bùi Trung Nghĩa cũng nhận định, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, các quy ước và quy định pháp luật qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên của đất nước.

ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trong những năm qua, song hành với việc ban hành các chủ trương, đường lối và chính sách về bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa, Nhà nước luôn quan tâm dành một nguồn kinh phí rất lớn từ ngân sách cũng như thông qua việc xã hội hóa và đóng góp từ các cá nhân doanh nhân, doanh nghiệp để dành cho việc bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa. Qua đó, di tích, danh thắng được kiểm kê, bảo vệ; thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể được sưu tầm, bảo tồn và truyền dạy...

“Những con số được ngành văn hóa thống kê qua mỗi năm cho thấy một sự nỗ lực trong việc bảo vệ, gìn giữ tài sản quý báu của dân tộc. Kết quả của công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc, vùng miền và đất nước đang làm dày dặn hơn kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Đó là nền tảng tinh thần, động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Tuy vậy, Phó Chủ tịch VCCI cũng cho biết, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc vẫn còn những hạn chế, như việc triển khai quy hoạch di tích ở nhiều địa phương chưa kịp thời; công tác bảo vệ di sản nhiều nơi còn chưa được quan tâm đúng mực, nhiều di sản còn bị xâm hại.

Việc tu bổ, tôn tạo, nâng cấp nhiều di sản chưa đúng với quy định của pháp luật, hướng dẫn của cơ quan quản lý, thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, môi trường …đã làm giảm sút giá trị nguyên gốc của di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, một số bất cập về chính sách, trong thực tiễn công tác bảo tồn di sản chưa thực sự tạo điều kiện để phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

>>>NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Trình diễn Áo dài cổ phục Việt

>>>NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM: Triển lãm ảnh “Việt Nam - đất nước, con người”

Có được kết quả của công tác bảo vệ di tôn và giữ gìn di sản như vậy, ngoài sự nỗ lực của Nhà nước, các Bộ ban ngành liên quan, cần phải ghi nhận sự đóng góp quý báu và đầy trách nhiệm của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.

Toàn cảnh Diễn đàn.

Toàn cảnh Diễn đàn.

Lãnh đạo VCCI cho rằng: “Việc bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là công tác của nhà nước mà còn là trách nhiệm của cộng đồng xã họi và người dân, trong đó có các cá nhân là doanh nhân, doanh nghiệp”.

Cụ thể, nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách; còn nhân dân, trong đó có cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản.

Đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục đề cao sứ mệnh của mình là tổ chức cầu nối cùng các doanh nhân, doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, VCCI tiếp tục tập hợp và phản ánh ý kiến của doanh nghiệp, phản ánh và báo cáo kịp thời các ý kiến, kiến nghị của doanh nhân, doanh nghiệp tới Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan liên quan đến phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong đó có công tác quan trọng là bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam.

“Cùng với việc đề cao các giá trị văn hoá cốt lõi của doanh nhân và đẩy mạnh hoạt động định hướng, vận động xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, VCCI cũng chủ động thực hiện tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp tham gia tích cực hơn công tác bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam ở trung ương và các địa phương như là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân đối với cộng đồng và đất nước”, ông Bùi Trung Nghĩa cho biết.

Diễn đàn

VCCI đã phối hợp với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Trung tâm UNESCO hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa”.

Trước mắt, để hiện thực hóa mục tiêu này, VCCI đã phối hợp với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Trung tâm UNESCO hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa”.

Phó Chủ tịch VCCI hi vọng, các nhà quản lý, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp trao đổi thảo luận và chia sẻ để đưa ra các đề xuất và sáng kiến khuyến nghị để thúc đẩy và làm tốt hơn bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam.

“Các ý kiến trao đổi sẽ không chỉ làm rõ thêm ý nghĩa di sản văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, khẳng định vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối trong sự nghiệp bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa, cũng như góp phần đưa giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người sở hữu di sản đến với bạn bè quốc tế”, ông Bùi Trung Nghĩa đề nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NGÀY HỘI DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM: Doanh nhân giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718180 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718180 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10