Ngày Tết không quà

Hoàng Phi - Quốc Huy 30/01/2019 05:00

Bởi vì tinh thần của dịp lễ Tết là: Quà có thể không có, nhưng nụ cười thì luôn tỏ trên môi.

Trào lưu quà Tết phi vật chất ở phương Tây, Trung Quốc, và Việt Nam giúp làm giảm gánh nặng cho người tặng, giảm các biến tướng tiêu cực, và quan trọng nhất là giáo dục cho những đứa trẻ thế hệ tiếp theo rằng "quà tặng không quan trọng bằng yêu thương thật lòng".

Nhớ những ngày xưa cũ khi Tết đến, con nít hồn nhiên chạy khắp xóm để được nhận người lớn những phong bao lì xì một hai ngàn đồng. Số tiền này chỉ đủ để mua bịch bánh hay cục kẹo. Nhưng thế là đã đủ vui với 1 đứa nhóc, và người lớn cũng không phải quá bận tâm về số tiền nhỏ mừng tuổi đám nhóc này

Một cảnh không khí Tết cố truyền truyền thống.

Một cảnh không khí Tết cố truyền truyền thống.

Kinh tế ngày càng phát triển, người lớn cũng "sộp" hơn, những bao lì xì dần dần có giá trị lớn hơn. Từ 10, 20 ngàn đến 50 ngàn và giờ lì xì lên đến 100, 200 ngàn cũng không phải là hiếm.

Người lớn thì luôn chịu áp lực phải lì xì sao cho không bị chê là "keo kiệt", sinh ra tâm lý ngại chúc Tết các gia đình đông con. Trẻ con thì mất đi cái hồn nhiên, chúng được cha mẹ dạy là giả bộ chơi quanh quẩn để nhắc khéo khách lì xì. Bao lì xì cũng dần tiêu biến, vì khi lì xì 100, 200 ngàn, bao dù đẹp đấn mấy cũng chỉ là cái vỏ bọc phiền phức.

Có thể bạn quan tâm

  • Thông tin mới nhất về thời tiết 3 miền dịp Tết Nguyên đán

    Thông tin mới nhất về thời tiết 3 miền dịp Tết Nguyên đán

    01:08, 19/01/2019

  • Quà tặng handmade “hút” khách dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

    Quà tặng handmade “hút” khách dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

    16:00, 15/01/2019

Cuộc chạy đua về giá trị lì xì dường như ngày càng leo thang. Những tiêu cực vì thế cũng xuất hiện theo. Người lớn thì ngại Tết, trẻ em thì trở thành phương tiện để cha mẹ nhận tiền "quà cáp".

Trong bối cảnh này, theo lẽ tự nhiên, xã hội có những tự điều chỉnh tích cực. Những năm gần đây, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới có những trào lưu đảo nghịch lại quá trình biến tướng này.

Một hình thức tặng lì xì đúng.

Một hình thức tặng lì xì đúng.

Theo một khảo sát ở Mỹ, gần nửa dân số Hoa Kì - nhất là các bậc phụ huynh - bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì vấn đề quà cáp cuối năm. Một số người bắt đầu khơi dậy trào lưu “không tặng quà” dịp lễ tết.

Một số gia đình đã chuyển hoạt động tặng quà tốn kém thành những hình thức gửi gắm yêu thương ý nghĩa hơn. Heather Hund và gia đình của cô vào dịp Giáng Sinh sẽ sum họp tại ngôi nhà chung ở vùng Tây Texas, và thực hiện "nghi thức" bốc quà ngẫu nhiên: Mỗi thành viên tặng quà cho một thành viên ngẫu nhiên khác, giá chỉ 10 đôla (hơn 200 ngàn đồng tiền Việt).

Nghi thức này bắt đầu từ 6 năm trước - khi mà gia đình Hund cảm thấy mệt mỏi với việc mua sắm mùa lễ tết. “Tôi nhớ mãi những buổi chiều gấp gáp về nhà mà vẫn căng đầu chuyện quà, để rồi vội vã chạy ra khu mua sắm hoặc tìm trên mạng để xem có thể tìm được thứ gì giao đến nhà kịp lúc trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại.” - Cô nhớ lại.

Giờ đây, với thời gian thoải mái hơn, cả gia đình sẽ tham gia các hoạt động cùng nhau: Tô màu đồ sứ, nấu ăn, chạy bộ, hoặc chơi bài. Nghi thức trao quà mới còn giúp mọi thành viên có món quà đáng nhớ hơn - và trên hết là ai cũng hào hứng vui vẻ.

Lại có những gia đình sáng tạo hơn trong việc tặng quà. Thay vì mua quà vật chất, nhà Orzechowski sống ở thủ đô Washington đã bắt đầu đi du lịch hàng năm theo kiểu "hợp tác xã". Từ năm 2015 - mỗi thành viên sẽ chi trả cho một địa điểm du lịch nào đó trong cả chuyến đi.

Thậm chí, có những tổ chức thực hiện những chiến dịch và phong trào nhằm loại bỏ quà vật chất ngày lễ tết, như phong trào Buy Nothing Christmas (không mua gì ngày Giáng Sinh) ở Canada. Mục tiêu của phong trào này là "hạn chế tính thương mại của lễ tết".

Hay tổ chức New Dream cho ra mắt SoKind, một nền tảng chia sẻ quà trực tuyến cho phép mọi người tặng những người thân yêu cả hiện vật lẫn những "gó" quà phi vật chất - từ buổi học nhạc, món ăn tự làm, đến quyên góp từ thiện.

Ở Trung Quốc - Quốc gia dẫn đầu Thế Giới về thanh toán di động thì lại có giải pháp "công nghệ cao" hơn. Trong năm ngoái, hơn 14 tỷ phong bao lì xì điện tử đã được gửi đi thông qua các ứng dụng ví điện tử, hoặc ứng dụng lì xì điện tử.

Những ứng dụng này giúp người dùng gửi đi những phong bao lì xì chỉ có giá trị 8,88 Nhân Dân Tệ (khoảng 30 ngàn đồng). Số tiền lẻ chỉ có thể được chuyển nhờ thanh toán trực tuyến này mang ý nghĩa "Phát tài, phát lộc không ngừng" trong văn hoá Trung Quốc.

Tết cố truyền của Trung Quốc.

Tết cố truyền của Trung Quốc.

Người lì xì được giải phóng ra khỏi áp lực phải lì xì thật nhiều tiền nếu không muốn bị xì xào sau lưng. Người nhận lì xì được giải phóng sự tập trung ra khỏi trị giá số tiền, mà tập trung vào ý nghĩa chúc phúc.

Giải pháp này không những giúp Trung Quốc giải quyết được vấn đề bất cập về quà cáp dịp năm mới, mà còn giúp các nền tảng thanh toán di động ngày càng phát triển.

Một giải pháp thông minh mang đậm dấu ấn 4.0. Tuy nhiên, công nghệ vẫn chỉ là công nghệ, giải pháp này khó có thể nổi lên như vậy nếu cả xã hội Trung Quốc không thống nhất ngầm với nhau cùng giảm số tiền mừng tuổi xuống.

Quay lại với Việt Nam, trong những ngày cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải lên tiếng đánh động về bất cập quà Tết: “Lãnh đạo tỉnh không lên trung ương nữa, không được về Hà Nội để biếu xén dịp tết nhất để tránh tình trạng huy động ngân sách bằng cách viết "lách" hóa đơn nữa... Phải phòng, chống tham nhũng từ cơ sở ngay từ bây giờ”.

Người dân ta cũng đang bắt đầu hưởng ứng trào lưu lì xì phi vật chất. Giới trẻ hiện đang cùng nhau chuyển sự quan tâm từ số tiền bên trong tới những phong bao lì xì đẹp và ý nghĩa. Những món quà Tết thay vì sang và đắt, đang dần được chuyển sang độc và lạ. Và, cũng giống như Trung Quốc, những ứng dụng lì xì trực tuyến đang bắt đầu nổi lên ở nước ta.

Dù chọn bất kì ý tưởng thay thế quà cáp nào, tinh thần tặng quà ngày Tết vẫn là san sẻ sự quan tâm và yêu thương lẫn nhau, chúc cho nhau 1 năm mới may mắn và hạnh phúc.

Quan trọng hơn nữa là phải giáo dục cho những đứa trẻ thế hệ tiếp theo rằng "quà tặng không quan trọng bằng yêu thương thật lòng". Có thể các bé khi không được lì xì tiền triệu như bạn bè, không được khoe những món đồ đắt tiền buổi học đầu năm như các bạn, sẽ nảy ra tâm lý so sánh, nhưng các bậc phụ huynh hãy tin rằng tinh thần các bé học được sẽ trở thành thành truyền thống tốt đẹp dài lâu sau này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngày Tết không quà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO