Nghị định 126: “Không thể vì một người đau mắt mà bắt cả làng uống thuốc”

Diendandoanhnghiep.vn Quy định bắt buộc ngân hàng cung cấp tài khoản tiếp tục vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận.

Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 126) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 5/12/2020, có quy định: “Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế, bao gồm tên tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản”.

Ngân hàng phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan thuế.

Ngân hàng phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan thuế.

Đây là quy định đã tạo nên nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây. Bình luận về quy định này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói rằng ông không đồng tình với quy định này.

Tôi có đọc ý kiến một số chuyên gia nói đây là thông lệ của Mỹ, là hoàn toàn sai lầm. Ở Mỹ, các ngân hàng không cung cấp thông tin về tài khoản của khách hàng cho cơ quan thuế.

Cụ thể, tôi sống ở Mỹ hàng chục năm vẫn chưa xảy ra việc ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản của tôi cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, các ngân hàng phải cung cấp thông tin về tiền lãi ngân hàng trả cho khách hàng gửi tiết kiệm với cơ quan thuế, vì đó là khoản sinh lời chịu thuế. Các ngân hàng chỉ cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng nếu có lệnh của tòa án”, ông Hiếu nhấn định.

Ông Hiếu lấy ví dụ như chẳng hạn, cơ quan thuế nghi ngờ cá nhân nào trốn thuế, họ có thể đến yêu cầu tòa án ra lệnh cho ngân hàng cung cấp số tài khoản cũng như tất cả số dư trên tài khoản đó cho cơ quan thuế để họ điều tra.

Theo tôi, cơ quan thuế muốn các ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế để truy thu những trường hợp trốn thuế. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thông tin. Thứ hai, vấn đề bảo mật thông tin.

Ngay cả các ngân hàng quản lý tài khoản còn xảy ra chuyện bị lộ thông tin, khách hàng mất tiền, thì việc cơ quan thuế cũng có tài khoản với số lượng người chịu thuế lên đến con số hàng chục triệu, làm sao bảo đảm thông tin hoàn toàn bảo mật?”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Hiếu nhấn mạnh, nếu không bảo mật được, thông tin tài khoản lộ ra ngoài, rơi vào tay những tổ chức tội phạm, họ có thể sử dụng những thông tin đó để có những hành động đi ngược với quyền lợi của khách hàng, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đồng thời, cơ quan thuế đòi hỏi các ngân hàng phải cấp thông tin tài khoản người nộp thuế, ai là người chịu chi phí về nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến ngành thuế, trong khi các ngân hàng đang phải tiết giảm chi phí tối đa để giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế.

Vì vậy, ông Hiếu cho rằng các ngân hàng chỉ cung cấp thông tin trên tài khoản của khách hàng nếu có án lệnh của tòa án. Trong trường hợp cơ quan thuế điều tra người nào đó nghi ngờ trốn thuế, họ có thể yêu cầu tòa án ban hành lệnh tra soát và thông tin cũng có giới hạn, thay vì bắt các ngân hàng làm đại trà như thế.

“Ngoài ra, tôi cho rằng Quốc hội và Chính phủ cũng nên xem xét buộc người dân đóng thuế trên tiền lãi tiết kiệm, vì đó là thu nhập sinh lời và bắt buộc các ngân hàng phải báo cáo cho cơ quan thuế mỗi năm về số tiền lãi của khách hàng để họ đóng thuế”, vị chuyên gia nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị định 126: “Không thể vì một người đau mắt mà bắt cả làng uống thuốc” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189456 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189456 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10